ClockThứ Hai, 14/02/2022 06:50

Cần thay đổi hành vi tiêu dùng

TTH - Nhiều nước trên thế giới đã có những quyết sách cụ thể cho nền kinh tế tuần hoàn. Việt Nam chúng ta cũng ngày càng quan tâm đến điều này.

Ít dùng và phân loại rác là thượng sách để giảm rác nhựaPhải xây dựng quy định cụ thể về giảm rác thải nhựaPhấn đấu sử dụng 100% bao bì thân thiện môi trường tại các trung tâm thương mại, siêu thị"Nói không với rác thải nhựa- Nói có với tiêu dùng xanh"

Nếu người dân ý thức hơn trong giữ gìn vệ sinh môi trường thì công nhân HEPCO sẽ đỡ vất vả hơn. Ảnh: NGUYỄN VŨ 

Nói thì nói vậy, nhưng để thực hiện cho được nền kinh tế tuần hoàn không phải dễ. Kinh tế tuần hoàn tức là phụ phẩm của ngành này lại là nguyên liệu đầu vào của sản phẩm kia. Nó khác với nền kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên để làm ra sản phẩm. Sản phẩm đó khi sử dụng xong, lại trở thành một chất thải thải ra môi trường.

Thế giới quan tâm nhiều đến nền kinh tế tuần hoàn là bởi vì trái đất – môi trường sống của con người ngày càng bị ảnh hưởng nặng nề do các hoạt động của con người gây ra, trong đó có hoạt động kinh tế.

Thực ra, khi nền công nghiệp chưa phát triển, cha ông ta cũng đã từng làm kinh tế tuần hoàn; dĩ nhiên lúc đó là trong kinh tế nông nghiệp. Cha ông ta nuôi con trâu là để lấy sức kéo, cung cấp nguồn thực phẩm. Chất thải của trâu làm phân bón ruộng và các loại cây trồng khác. Hạt thóc là nguồn hoa lợi cho con người. Nguồn rơm rạ lại để dành cho trâu ăn, để lợp nhà, để phủ luống rau, luống cà khi gieo hạt… Chính vì thế cha ông ta ít sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và vì vậy, không hoặc ít làm ảnh hưởng đến môi trường.

Từ khi nền công nghiệp phát triển đã thúc đẩy ngành sản xuất hàng hóa ngày càng nhiều. Điều này đã gây áp lực rất lớn lên môi trường. Sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp khó có thể thân thiện với môi trường, nhưng lại là những sản phẩm kích thích tiêu dùng của con người rất lớn. Giờ giải bài toán kinh tế tuần hoàn cũng chính là giải bài toán về nhu cầu của con người. Trước tiên, hành vi tiêu dùng của con người phải được thay đổi; hạn chế sử dụng những sản phẩm có hại cho môi trường sẽ mở đường cho những sản phẩm sạch phát triển. Ví dụ như ở Huế gần đây, hàng ngày trên các đường phố, chúng ta thấy có những người đạp xe, hai bên là hai hộp đựng rác, trên hộp có dòng chữ “Nhặt một cộng rác, bạn đã làm cho thành phố sạch hơn”. Hàng ngày chúng ta đi chợ, mang theo giỏ để đựng thực phẩm hoặc hàng tiêu dùng, nghĩa là chúng ta đã hạn chế việc sản xuất và sử dụng bao nilon. Các em học sinh, nếu trường gần nhà chỉ cần một chiếc xe đạp để di chuyển vừa khỏe người, vừa tiết kiệm, vừa góp phần bảo vệ môi trường, thậm chí là tạo nên một hình ảnh đẹp đẽ cho thành phố chứ không hẳn phải sắm xe máy, xe đạp điện… Đó chỉ là những ví dụ nhỏ.

Nếu người dân ý thức hơn trong giữ gìn vệ sinh môi trường thì công nhân HEPCO sẽ đỡ vất vả hơn

Còn có những chuyện lớn lao hơn đòi hỏi những hoạch định các mục tiêu chiến lược; những chủ trương chính sách lớn để tạo điều kiện và tác động vào việc sản xuất, kinh doanh cũng như hành vi tiêu dùng. Ví dụ như chuyện quy hoạch và phát triển đô thị, làm sao để tạo ra không gian sống tốt hơn, nhiều cây xanh hơn. Các phương tiện công cộng phát triển mạnh mẽ hơn để giảm phương tiện cá nhân. Nghiên cứu sản xuất ra những loại vật liệu xây dựng ít ảnh hưởng đến môi trường nhất. Nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là một cách góp phần bảo vệ môi trường. Một chiếc xe Honda của Nhật “30 năm vẫn chạy tốt” sẽ ít làm ảnh hưởng môi trường hơn so với cùng sản phẩm của một số nước, cũng là chiếc xe máy nhưng mới sử dụng vài ba năm đã cọc cạch… Nếu hành vi tiêu dùng của con người không thay đổi thì khó dẫn dắt cho nền sản xuất phát triển theo hướng thân thiện và bảo vệ môi trường.

Một điều khác, về mặt quản lý Nhà nước, muốn thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn cần xây dựng các cơ chế, chính sách để thúc đẩy. Chúng ta cứ nói rằng sản xuất nông nghiệp theo phương thức hữu cơ, nhưng để sản xuất ra cho được sản phẩm hữu cơ cần những điều kiện gì, người nông dân có tự làm được không hay là cần những chính sách hỗ trợ để thúc đẩy. Như vậy, chúng ta thấy, chủ trương, cơ chế, chính sách có một vai trò hết sức quan trọng để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Với định hướng phát triển Huế trở thành một đô thị sinh thái. Với định hướng này, chúng ta thấy mấy năm gần đây bộ mặt đô thị Huế thay đổi rất nhiều nhờ các chương trình xây dựng và chỉnh trang đô thị. Ở đây tính chất tuần hoàn nó nằm ở chỗ nào? Đô thị Huế chính là sản phẩm đầu vào của du lịch, dịch vụ. Du lịch dịch vụ phát triển sẽ tác động đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Và chúng ta thấy, hành vi ứng xử với một đô thị sạch, đẹp… của người dân và du khách cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực.

Tóm lại, ở tầm vĩ mô là việc hoạch định chiến lược, xây dựng các cơ chế, chính sách; ở tầm “vi mô” là thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng tích cực là hai yếu tố quan trọng nhất cho nền kinh tế tuần hoàn phát triển.

Bài: LÊ NGUYỄN - Ảnh: NGUYỄN VŨ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cử tri đề nghị tăng mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng

Sáng 12/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Phiên chất vất và trả lời chất vấn được đông đảo cử tri, nhân dân thành phố Đà Nẵng, tỉnh Ninh Thuận quan tâm theo dõi.

Cử tri đề nghị tăng mức xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến thực phẩm chức năng
Vốn tín dụng chính sách ưu đãi: Cơ hội thay đổi cuộc đời

Ở thôn An Truyền (xã Phú An, Phú Vang), từ sự quan tâm của chính quyền địa phương và Ngân hàng chính sách xã hội huyện, có nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) tưởng chừng phải bỏ học giữa chừng, được “chắp cánh” bằng vốn vay chính sách, tiếp tục học hành. Những gia đình này còn đồng thời được vay vốn phát triển kinh tế, thay đổi cuộc đời.

Vốn tín dụng chính sách ưu đãi Cơ hội thay đổi cuộc đời

TIN MỚI

Return to top