ClockThứ Hai, 06/12/2021 14:39

Cảnh giác, chủ động

Trước tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, mới đây, Tiểu ban Truyền thông thuộc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã ban hành kế hoạch truyền thông với  thông điệp “Cảnh giác, chủ động để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch”.

Theo đánh giá của Chính phủ, sau hơn một tháng thực hiện quy định tạm thời “về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, tâm thế và nhận thức của các cấp chính quyền, Nhân dân và doanh nghiệp được nâng lên, vừa không chủ quan lơ là với dịch bệnh, vừa từng bước khôi phục và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh số ca nhiễm trong cộng đồng tại nhiều địa phương vẫn tăng cao, trong khi tình hình biến chủng mới của dịch trên thế giới lây lan gây nhiều lo ngại, tinh thần cảnh giác, chủ động phòng dịch cần được tăng cường, nâng cao.

Thực tế cho thấy, để triển khai hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch đồng bộ, bao gồm “5k+vắc-xin+thuốc+biện pháp điều trị+công nghệ+ý thức”, vai trò của sự cảnh giác, chủ động là yếu tố then chốt, quyết định, đặc biệt là ý thức chủ động, tự giác từ mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, doanh nghiệp.

Mới đây, khảo sát tình hình phòng, chống dịch tại một chợ trung tâm ở TP. Huế, chúng tôi ghi nhận cách phòng, chống dịch tại đây khá chặt chẽ. Ban quản lý chợ chủ động trang bị bị máy quyét thẻ kiểm soát dịch (QR) cho tất cả người vào chợ. Theo đó, ai thuộc vùng xanh, vùng vàng thì được vào chợ. Ai thuộc vùng cam, vùng đỏ thì không cho vào, theo quy định phòng, chống dịch của Chính phủ. Cách làm này cũng được một số nhà hàng, quán ăn hay dịch vụ thương mại khác trên địa bàn TP. Huế triển khai, cho thấy tính hiệu quả và góp phần rất lớn trong phòng, chống dịch, đặc biệt là nâng cao ý thức người dân về phòng, chống dịch khi trách nhiệm phòng, chống dịch được gắn liền với quyền lợi thiết yếu của người dân khi tham gia các dịch vụ công cộng.

Gần đây, khi tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng tăng cao, công tác phòng, chống dịch ở Thừa Thiên Huế đã chủ động khuyến khích người dân chủ động tự tiến hành test nhanh tầm soát COVID-19 tại nhà, tại cơ quan, công sở, tại doanh nghiệp...

Cùng với giải pháp vắc-xin, việc tuân thủ nguyên tắc 5K, thực hiện chặt chẽ quét thẻ QR tại nơi công cộng hay khuyến khích người dân tự tầm soát COVID-19 qua test nhanh rõ ràng là những cách thức cần thiết, quan trọng để ngăn ngừa dịch lây lan. Tuy nhiên, hiệu quả các biện pháp này ngang đâu phụ thuộc vào ý thức chủ động, tự giác của cộng đồng.

Chẳng hạn, việc thực hiện quét thẻ QR để tầm soát dịch, dù là quy định nhưng chưa hẳn đã được triển khai đồng bộ, chặt chẽ ở tất cả các chợ, tất cả các dịch vụ ăn uống, mua sắm... trong khi công tác giám sát, kiểm tra, chế tài chưa thể thường xuyên, bao quát.

Để kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, ngăn chặn, hạn chế dịch lây lan trong diều kiện “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả”, thiết nghĩ, tăng cường tính cảnh giác, chủ động của mỗi người dân, mỗi tổ dân phố, mỗi cơ quan, doanh nghiệp, ngoài công tác truyền thông, khuyến khích, cần chủ động xây dựng phương án phòng, chống dịch ở quy mô càng nhỏ càng tốt, đánh giá đến từng khu dân cư, cụm dân cư, từng ngôi chợ, từng trường học, từng cơ quan, doanh nghiệp... để có biện pháp ngăn chặn dịch hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng kinh tế - xã hội trên diện rộng...Cùng với đó là gắn liền trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, minh bạch của người đứng đầu. 

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Cảnh giác với nạn trộm cắp tại cơ sở kinh doanh

Theo dự báo từ Công an TP. Huế, tình trạng trộm cắp tại các cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê trên địa bàn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp vào dịp cuối năm. Qua đó, khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác và tăng cường các biện pháp phòng, tránh để tự bảo vệ tài sản.

Cảnh giác với nạn trộm cắp tại cơ sở kinh doanh
Chủ động mọi tình huống khi mưa bão đến

Quảng Điền là vùng thấp trũng, hàng năm thường chịu ảnh hưởng của thiên tai. Để giảm thiểu những thiệt hại do bão lũ gây ra, liên tục những ngày qua, lãnh đạo huyện và các phòng, ban chuyên môn đã trực tiếp về tận cơ sở để chỉ đạo công tác ứng phó với mưa bão.

Chủ động mọi tình huống khi mưa bão đến
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai
Hương Thủy chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất

Nhận định những ngày tới sẽ có đợt mưa lớn, các địa phương như Dương Hòa, Phú Sơn, Thủy Dương (TX. Hương Thủy) chủ động triển khai các biện pháp ứng phó tích cực nhằm đảm bảo an toàn tính mạng của người dân.

Hương Thủy chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất
Return to top