ClockThứ Năm, 16/07/2020 07:00

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức sẽ được nâng lên

TTH - Về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức (CBCC) năm 2019 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020, Giám đốc Sở Nội vụ Bạch Chơn Đông khẳng định: Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức sẽ được nâng lên.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Đổi mới công tác xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứcChính thức quy định kỷ luật “xoá tư cách chức vụ” cán bộ nghỉ hưuĐề xuất cắt giảm lương hưu, chế độ chính sách đối với người bị xóa tư cách chức vụ

Ông Bạch Chơn Đông, Giám đốc Sở Nội vụ

Theo Ông Bạch Chơn Đông, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CBCC và Luật Viên chức đã sửa đổi khái niệm công chức. Khẳng định công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với “vị trí việc làm”. Khái niệm mới không còn đối tượng công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Tức là không có công chức là lãnh đạo quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập.

Thưa ông, ngoài việc thay đổi khái niệm công chức, những điểm mới nào được quy định tại Luật sửa đổi?

Thay đổi đầu tiên là trong xếp loại chất lượng cán bộ. Theo luật mới, mức “Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực” thay bằng “Hoàn thành nhiệm vụ”. Đồng thời, thông báo đến cán bộ và công khai kết quả đánh giá trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác. Luật CBCC trước đây không công khai, chỉ thông báo đến cán bộ được đánh giá.

Thứ hai là thay đổi trong phân loại công chức theo ngạch. Luật mới bổ sung thêm 1 loại công chức theo ngạch đó là “Loại đối với các ngạch công chức do Chính phủ quy định” bên cạnh công chức các loại A, B, C, D.

Ngoài hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển và xét tuyển, luật mới cũng luật hóa quy định về tiếp nhận người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện của vị trí việc làm vào công chức...

Vấn đề tuyển dụng công chức hết sức quan trọng. Vậy ông có thể cho biết những quy định mới về đối tượng được tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển?

Bên cạnh việc xét tuyển đối với người cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như quy định của luật trước đây, luật mới bổ sung thêm 2 đối tượng gồm: Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.

Việc thi nâng ngạch có khác gì so với trước đây, thưa ông?

Về cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, bổ sung “tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý”.

Về nâng ngạch công chức, bổ sung thêm hình thức xét nâng ngạch công chức, Luật CBCC 2008 chỉ có hình thức thi nâng ngạch.

Về điều kiện thi, xét nâng ngạch công chức, luật hóa quy định về điều kiện thi nâng ngạch đối với công chức, bổ sung điều kiện công chức dự thi nâng ngạch phải “Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch”. Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung còn  bổ sung quy định về điều kiện xét nâng ngạch đối với công chức đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định và có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận thì được xét nâng ngạch công chức.

Riêng việc đánh giá công chức được quy định như thế nào?

Ngoài việc đánh giá hàng năm theo quy định cũ, luật mới còn quy định cụ thể thêm thời điểm đánh giá công chức, đó là: “Căn cứ vào yêu cầu quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quy định đánh giá công chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình”.

Một vấn đề cũng được nhiều người quan tâm là công tác kỷ luật CCBC theo luật mới này có gì khác so với luật cũ?

Luật sửa đổi, bổ sung quy định: Công chức bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Các hình thức kỷ luật, bổ sung quy định: Hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Về thời hiệu xử lý kỷ luật đối với CBCC: Trước đây, thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Hiện nay, thời hiệu đã có sự thay đổi lớn, đó là: a) 2 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách; b) 5 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a.

4 trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật: CBCC là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ; có hành vi vi phạm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại; sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của CBCC đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật. CBCC sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Thái Bình (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nâng chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án

Ngày 5/4, tại TP. Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) cấp cao tại Đà Nẵng tổ chức hội nghị Chánh án TAND 3 cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Phạm Quốc Hưng cùng hơn 200 đại biểu.

Nâng chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án
Nâng chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

Những ngày qua, mặc cho thời tiết nắng nóng, các chiến sĩ dân quân tự vệ (DQTV) năm thứ nhất của huyện Phú Vang vẫn hăng say luyện tập “vượt nắng, thắng mưa”, nỗ lực nắm chắc nội dung từng bài giảng, nâng cao chất lượng thực hành về kỹ thuật, chiến thuật, yếu lĩnh động tác…

Nâng chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ

TIN MỚI

Return to top