ClockThứ Hai, 25/11/2019 19:37

Chính thức quy định kỷ luật “xoá tư cách chức vụ” cán bộ nghỉ hưu

Quốc hội chính thức quy định hình thức kỷ luật “xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm” đối với cán bộ nghỉ hưu để bảo đảm thống nhất với kỷ luật Đảng.

Nhiều ý kiến khác nhau về quy định Kiểm toán Nhà nước tham gia giám định tư phápTiến hành quy trình bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hộiTuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIVThực hiện quy trình miễn nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và Bộ trưởng Bộ Y tếKhông thể để Dự án PPP thất bại mà người thẩm định lại vô canQuốc hội thảo luận tại tổ hai dự án luật và biểu quyết một nghị quyết

Chiều 25/11, với 426/454 đại biểu bấm nút tán thành (chiếm 88,20%), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã được thông qua với 426/454 đại biểu bấm nút tán thành.

Về quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật trước khi các đại biểu bấm nút thông qua, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, có ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ về hình thức xử lý, trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra để vừa bảo đảm tính răn đe, nghiêm khắc, nhưng bảo đảm tính nhân văn.

Có ý kiến đề nghị cân nhắc thay hình thức kỷ luật “xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm” bằng hình thức kỷ luật giảm hoặc truất lương hưu vĩnh viễn kèm theo hậu quả pháp lý là tước bỏ hoặc cắt giảm các chế độ, chính sách đang được hưởng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu là một chủ trương lớn, cần phải nghiên cứu thận trọng, có quy định hợp lý bảo đảm tính khả thi, hiệu quả và thống nhất trong quá trình thực hiện.

Do đó, xin được quy định trong Luật nguyên tắc chung về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu; quy định cụ thể về hình thức xử lý kỷ luật, trong đó hình thức “xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm” là để bảo đảm thống nhất với hình thức kỷ luật theo quy định của Đảng, đồng thời thực tiễn áp dụng trong thời gian qua cho thấy đã có hiệu quả nhất định, đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo nhân dân.

"Để thể hiện rõ hình thức kỷ luật gắn với hệ quả về vật chất, tinh thần, trong dự thảo Luật cũng đã bổ sung nguyên tắc gắn hình thức xử lý kỷ luật với hệ quả pháp lý tương ứng để làm cơ sở cho Chính phủ quy định chi tiết, bảo đảm tính khả thi, linh hoạt trong quá trình triển khai thực hiện" - ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.

Bên cạnh các ý kiến trên, theo Tổng Thư ký Quốc hội, có ý kiến còn đề nghị quy định theo hướng chỉ xử lý hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức giữ chức vụ, quyền hạn nhất định đã nghỉ hưu, nghỉ việc mà không áp dụng chung cho tất cả cán bộ, công chức đã nghỉ hưu, nghỉ việc.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc bổ sung vào Luật Cán bộ, công chức quy định xử lý kỷ luật đối với tất cả cán bộ, công chức đã nghỉ việc nghỉ hưu là thực hiện đúng yêu cầu của Nghị quyết Trung ương, bảo đảm sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, trong đó có cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

"Do đó, xin Quốc hội cho thể hiện nội dung này như trong dự thảo Luật” – ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.

Khoản 5 Điều 84: Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:

a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;

b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 1/7/2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Theo VOV

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn

Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn sáng 28/6, đại biểu Nguyễn Hải Nam, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh đến sự cần thiết lập quy hoạch chung đô thị và một số nơi là quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Thừa Thiên Huế.

Nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15:
Thống nhất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng

Tiếp tục kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15, chiều 31/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Thống nhất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm

Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc quản lý các loại vũ khí.

Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm
Return to top