ClockThứ Bảy, 16/04/2022 13:49

Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến sau thời điểm Trung ương có chủ trương, định hướng, chỉ đạo về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai làm cơ sở chính trị cho việc sửa đổi dự án luật.

Lấy ý kiến về các nội dung của dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)Tháo gỡ những khó khăn trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi)Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong xây dựng pháp luật

Toàn cảnh phiên họp sáng 16/4.

Điều chỉnh lần thứ tư

Sáng 16/4, tiếp tục phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.

Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình dự án Luật Đất đai (sửa đổi) đến sau thời điểm Trung ương có chủ trương, định hướng, chỉ đạo về đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai làm cơ sở chính trị cho việc sửa đổi dự án Luật. Thời điểm đó, Chính phủ sẽ hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Kinh tế cho rằng, đây là dự án luật rất cấp thiết, cần phải ban hành sớm và đã được đưa vào chương trình từ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV (tháng 5/2019), sau đó phải điều chỉnh nhiều lần, lần này là đề nghị điều chỉnh lần thứ tư.

Lý do của Chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình là đợi Hội nghị Trung ương 5 xem xét tổng kết Nghị quyết 19-NQ/TW, ông Tùng nhấn mạnh đây không phải là vấn đề mới, khi Quốc hội xem xét đưa dự án vào Chương trình cũng đã cân nhắc vấn đề này.

Do đó, các cơ quan của Quốc hội đề nghị chỉ nên lùi 1 kỳ để trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật này tại kỳ họp thứ 4 và vẫn xem xét, thông qua theo quy trình tại 3 kỳ họp như Quốc hội đã quyết định.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng, theo nghị quyết của Quốc hội, dự án luật này sẽ cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5-2022) nhưng đến nay "không thể không lùi" do cần xem xét tổng kết Nghị quyết 19 của Trung ương.

Do vậy, ông Nhân thống nhất với báo cáo thẩm tra đề nghị cho phép trình Quốc hội cho ý kiến về dự án luật tại kỳ họp thứ 4.

Đề nghị bổ sung dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Liên quan đến điều chỉnh Chương trình năm 2022, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân vào Chương trình năm 2022.

Tổng thư ký Quốc hội đã có văn bản thông báo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa xem xét việc bổ sung dự án Luật này vào Chương trình năm 2022 để tiếp tục nghiên cứu, chuẩn bị trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp, ông Tùng cho biết.

Chính phủ cũng đề nghị bổ sung 3 dự án Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ ba và thông qua tại kỳ họp thứ tư.

Ông Tùng cũng cho biết, Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ tư theo quy trình tại một kỳ họp. Ủy ban Pháp luật đồng tình với Thường trực Ủy ban kinh tế tán thành bổ sung dự án Luật này.

Chính phủ đề nghị đưa dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5.

Theo Ủy ban Pháp luật, nhiều chính sách mà Chính phủ trình trong Hồ sơ đề nghị xây dựng 2 dự án luật này có nội dung liên quan chặt chẽ đến các chính sách được điều chỉnh trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Do đó, để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Ủy ban tán thành bổ sung 2 dự án luật này, nhưng lùi 1 kỳ so với đề nghị của Chính phủ (cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6), để thông qua cùng với Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo laodong.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phấn đấu hoàn thành, vượt kế hoạch thu ngân sách trên 13.600 tỷ đồng

Phiên họp thường kỳ tháng 9 của UBND tỉnh diễn ra chiều 3/10 đã chỉ rõ, nhiều chỉ tiêu, chỉ số quan trọng đã chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện kết quả chung của 9 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân ước đạt 7,34%, xếp thứ 6/14 các tỉnh/thành vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, thứ 28/63 tỉnh/thành cả nước.

Phấn đấu hoàn thành, vượt kế hoạch thu ngân sách trên 13 600 tỷ đồng
Tăng tốc các công trình, dự án

Sớm đưa các công trình, dự án vào khai thác, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là mục tiêu mà Hương Thủy đã và đang quyết liệt triển khai

Tăng tốc các công trình, dự án
Khẩn trương hoàn thiện Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương​ trình Quốc hội

Trên cơ sở hồ sơ Đề án, Báo cáo thẩm định của Bộ Nội vụ, ý kiến của Thành viên Hội đồng thẩm định và kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định (17/17 phiếu đồng ý), Hội đồng thẩm định thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế và thống nhất với phương án sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Khẩn trương hoàn thiện Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương​ trình Quốc hội
Đảm bảo tiến độ khu tái định cư cho dự án cầu vượt cửa biển Thuận An

Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ Dự án (DA) khu tái định cư B5 thuộc hạ tầng Khu đô thị mới Thuận An (TP. Huế) nhằm phục vụ nhu cầu tái định cư cho những hộ dân bị ảnh hưởng di dời bởi DA tuyến đường ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu vượt cửa biển Thuận An.

Đảm bảo tiến độ khu tái định cư cho dự án cầu vượt cửa biển Thuận An
Return to top