ClockThứ Ba, 19/11/2019 14:23

Không thể để Dự án PPP thất bại mà người thẩm định lại vô can

Luật PPP phải giải quyết được thực tế là đã có không ít những dự án gây thiệt hại cho Nhà nước mà người thẩm định lại vô can.

Hàn Quốc, ASEAN và cơ hội hợp tác phát triển qua hai hội nghị thượng đỉnh sắp tớiQuốc hội thảo luận tại tổ hai dự án luật và biểu quyết một nghị quyếtHàn Quốc sẽ tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam ÁXử lý hình sự với hành vi sử dụng vũ khí có tác dụng tương tự vũ khí quân dụngXây dựng hệ thống hạ tầng đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháyBộ trưởng Nguyễn Văn Thể: “Không sân bay nào hiệu quả như Long Thành”Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018

Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) sáng nay (29/11), đa số đại biểu đánh giá đây là một chủ trương quan trọng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, tạo nền tảng pháp lý vững chắc ổn định, góp phần làm minh bạch môi trường kinh doanh cũng như tạo cơ hội để thu hút các nguồn lực to lớn của tư nhân cho việc triển khai các dự án quan trọng quốc gia trong thời gian tới.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng kỳ vọng Luật PPP giúp các dự án được thực hiện công khai, minh bạch, tránh được tình trạng đổi những khu đất vàng để nhận lại công trình đầu tư giá trị thấp, làm thất thoát tài sản của Nhà nước như đã từng xảy ra.

PPP chủ yếu mới áp dụng trong lĩnh vực giao thông

Thực tiễn hiện nay các dự án PPP chủ yếu mới được triển khai thông qua hình thức BOT và BT, tập trung ở lĩnh vực giao thông, trong khi một số lĩnh vực phúc lợi, đặc biệt là lĩnh vực môi trường như xử lý nước thải, rác thải, mặc dù đang rất nóng bỏng, mong muốn các dự án đầu tư vào, Nhà nước cũng có chủ trương cơ chế mời gọi nhưng vẫn không hiệu quả.

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang)

Theo đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang), lý do là các địa phương hiện nay vẫn lúng túng trong triển khai PPP ở lĩnh vực này ở điểm quy định cho UBND tỉnh xây dựng mức giá thuê các doanh nghiệp xử lý nước thải, rác thải, bởi khung giá các tỉnh đưa ra thường không hấp dẫn và không ổn định lâu dài.

“Với các dự án môi trường, đòi hỏi phải công nghệ cao. Công nghệ cao thì thường gắn với các doanh nghiệp độc quyền công nghệ. Việc xác định mức giá xử lý thì chưa có thực tế để đối chiếu, so sánh. Các địa phương sợ rằng khi mình đưa ra mức giá mà sau này với tiến bộ công nghệ hoặc so với một địa phương khác đàm phán được mức giá thấp hơn, thì họ lại bị đánh giá rằng có vấn đề này nọ, nên các địa phương rất quan ngại”, đại biểu Trần Văn Lâm cho hay.

Đại biểu đoàn Bắc Giang đề nghị Chính phủ cần có trách nhiệm đưa ra khung giá thống nhất trong phạm vi cả nước đối với các dịch vụ PPP về môi trường mà doanh nghiệp cung cấp để làm cơ sở cho các địa phương yên tâm thực hiện.

Đơn vị tư vấn là “sân sau” của Hội đồng trong nhiều dự án?

Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng cần có khung pháp lý ổn định cho các hợp đồng dài hạn, nhiều rủi ro, đầu tư quy mô lớn, đảm bảo lợi ích cho Nhà nước, nhà đầu tư và người dân là trọng tâm thiết yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện các dự án đầu tư cạnh tranh công khai, minh bạch, hiệu quả nhằm thu hút khu vực đầu tư tư nhân.

Đối với việc Thành lập Hội đồng thẩm định dự án, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng ngoài quyền lợi, phải tính đến trách nhiệm của mỗi thành viên Hội đồng để hạn chế việc dự án được thẩm duyệt, lại kém hiệu quả do yếu tố chủ quan.

“Không thể để đối tượng gây thiệt hại tài sản của nhà nước và nhân dân, thì bình an vô sự. Quyền lợi được hưởng, có sự cố lại không có trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu Hội đồng. Thực tế đã có không ít những dự án đã gây thiệt hại cho Nhà nước mà người thẩm định lại vô can”, đại biểu đoàn Đồng Tháp chỉ rõ.

Ngoài ra, đại biểu đoàn Đồng Tháp cũng yêu cầu làm rõ quy định Hội đồng được thuê tư vấn hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ thẩm định dự án. Bởi việc thuê tư vấn là cần thiết nhưng cần quy định rõ là Hội đồng thẩm định thuê hay cơ quan Nhà nước quản lý thuê để đảm bảo khách quan, phòng ngừa đơn vị tư vấn là “sân sau” của Hội đồng thẩm định.

Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, các dự án có hiệu quả hay không, công tác lựa chọn nhà đầu tư là tối quan trọng. Do đó, việc công khai, minh bạch, công tâm, không “sân sau”, lợi ích nhóm là rất cần thiết trong dự luật. Trong đó, cần tách bạch rõ ràng, cụ thể vốn của Nhà nước và vốn của nhà đầu tư.

“Nhà nước đóng góp bằng ngân sách hay tài sản khác. Nếu là tài sản khác, phải tính giá trị theo cơ chế thị trường, chứ không phải như thời gian qua góp vốn của Nhà nước bằng bất động sản cho các dự án BT. Nhà nước đổi những khu “đất vàng”, còn nhận lại công trình đầu tư giá trị thấp, làm thất thoát tài sản công và gây dư luận không tốt”, đại biểu Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn

Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn sáng 28/6, đại biểu Nguyễn Hải Nam, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh đến sự cần thiết lập quy hoạch chung đô thị và một số nơi là quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Thừa Thiên Huế.

Nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15:
Thống nhất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng

Tiếp tục kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15, chiều 31/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Thống nhất một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm

Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc quản lý các loại vũ khí.

Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm

TIN MỚI

Return to top