ClockThứ Hai, 25/05/2020 07:56

Chủ động đón nhà đầu tư

TTH - Dự báo của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, Việt Nam đang có nhiều cơ hội và lợi thế để đón làn sóng đầu tư hậu COVID-19... Đây sẽ là điều kiện tốt để chúng ta sớm hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thu hút FDI bốn tháng đạt 12,33 tỷ USDNhà đầu tư “kêu” vì vướng thủ tục

Hơn 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài (từ khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực), chúng ta đã đạt được nhiều thành công quan trọng trong huy động vốn đầu tư quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, cả nước đã thu hút được hàng chục ngàn dự án của các nhà đầu tư từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với số vốn khoảng 370 tỷ USD. Đa phần các dự án hoạt động hiệu quả, góp phần giải quyết việc làm, tăng nguồn thu cho nhiều địa phương. Riêng trên địa bàn Thừa Thiên Huế đến nay có 108 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,8 tỷ USD.

Một trong những yếu tố để thu hút các nhà đầu tư là đời sống kinh tế - xã hội ổn định, an toàn; đồng thời, việc giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp cũng rất cần thiết. Vấn đề này, thời gian gần đây, Thừa Thiên Huế nói riêng và nhiều nhiều địa phương khác trong cả nước nói chung đã rất quan tâm, góp phần cải thiện môi trường đầu tư và bước đầu đã thu hút hiệu quả nhiều nhà đầu tư. Đặc biệt, thành công trong phòng chống dịch COVID-19 lần này, giúp các nhà đầu tư càng yên tâm hơn khi chọn Việt Nam là điểm đến.

Mặc dù vậy, trong thực tế sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư tại nhiều địa phương thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại. Phổ biến là nguồn nhân lực tuy dồi dào nhưng chất lượng chưa cao, dẫn đến năng suất lao động thấp; công tác đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu mới, để cung cấp, đón đầu các dự án FDI vẫn còn hạn chế. Vấn đề nổi cộm khác là nguồn nguyên liệu, phụ kiện của một số ngành sản xuất còn phụ thuộc phần lớn ở nước ngoài. Bên cạnh đó, vấn đề vướng mắc về mặt bằng cũng như một số thủ tục hành chính có nơi vẫn chưa được giải quyết thấu đáo… Những tồn tại đó dẫn đến hiệu quả đầu tư từ nước ngoài chưa được như mong muốn.

Tại cuộc họp giữa Thường trực Chính phủ về tình hình, triển vọng và các giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài ứng phó các thách thức toàn cầu do dịch bệnh COVID-19, cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý thành lập tổ công tác đặc biệt, với một tư duy mới, để đón làn sóng chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chuyển hướng mạnh mẽ sau dịch COVID-19. Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định, nếu như Việt Nam không đầu tư phát triển, kể cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, thì không bao giờ thành công. Chúng ta phải nghĩ xem nhà đầu tư cần gì để bàn bạc, hợp tác, đáp ứng đúng điều họ cần để phát triển thành công, mang lại lợi ích cho cả hai phía...

Cơ hội đã thấy rõ. Với tiềm năng sẵn có, sự quyết tâm của Chính phủ và sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, sẽ khắc phục được những tồn tại, để thu hút nhà đầu tư từ các nước đến với Việt Nam ngày một hiệu quả. Cùng với đó là thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 vẫn đang còn diễn biến phức tạp tại nhiều nước, nhằm duy trì một môi trường tốt, an toàn, để phát triển kinh tế - xã hội.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Chủ động mọi tình huống khi mưa bão đến

Quảng Điền là vùng thấp trũng, hàng năm thường chịu ảnh hưởng của thiên tai. Để giảm thiểu những thiệt hại do bão lũ gây ra, liên tục những ngày qua, lãnh đạo huyện và các phòng, ban chuyên môn đã trực tiếp về tận cơ sở để chỉ đạo công tác ứng phó với mưa bão.

Chủ động mọi tình huống khi mưa bão đến
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai
Hương Thủy chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất

Nhận định những ngày tới sẽ có đợt mưa lớn, các địa phương như Dương Hòa, Phú Sơn, Thủy Dương (TX. Hương Thủy) chủ động triển khai các biện pháp ứng phó tích cực nhằm đảm bảo an toàn tính mạng của người dân.

Hương Thủy chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top