ClockChủ Nhật, 26/04/2020 16:11

Thu hút FDI bốn tháng đạt 12,33 tỷ USD

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20-4, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) bốn tháng đầu năm 2020 đạt 12,33 tỷ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh bất chấp dịch Covid-19Năm 2019, thu hút FDI của cả nước đạt kỷ lục 38 tỷ USDGiới đầu tư quốc tế đổ xô vào Pakistan10 tháng thu hút FDI đạt hơn 29 tỷ USD14,2 tỷ USD vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt NamThu hút FDI thế hệ mới và câu chuyện trên thế giới

Cơ cấu vốn đầu tư đăng ký bốn tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019

Mặc dù vốn đăng ký cấp mới và vốn điều chỉnh tăng hơn so với cùng kỳ, song góp vốn mua cổ phần của các nhà ĐTNN lại giảm mạnh, làm giảm tổng vốn đầu tư.

Tuy nhiên, nếu xét về giá trị, vốn đăng ký bốn tháng đầu năm 2020 vẫn tăng so với cùng kỳ các năm 2016-2018 (tăng 52,3% so với năm 2018, 16,4% so với năm 2017 và 79% so với năm 2016). Mức độ giảm trong bốn tháng cũng ít hơn so với ba tháng đầu năm.

Trong đó, có 984 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT), tổng vốn đăng ký đạt 6,78 tỷ USD, giảm 9,1% về số dự án và tăng 26,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019. Vốn đầu tư tăng là do trong bốn tháng đầu năm có dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu được cấp GCNĐKĐT mới với tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 59% tổng vốn đăng ký mới đã đẩy quy mô dự án bình quân tăng hơn so với cùng kỳ, từ 4,9 triệu USD năm 2019 lên 6,9 triệu USD năm 2020.

Về vốn điều chỉnh, có 335 lượt dự án đăng ký tăng vốn thêm hơn 3,07 tỷ USD, tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn điều chỉnh tăng đột biến sau khi giảm liên tục trong ba tháng đầu năm 2020 do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD. Tuy nhiên số lượt dự án điều chỉnh vốn trong bốn tháng đầu năm vẫn giảm 5,2% so với cùng kỳ.

Đối với góp vốn, mua cổ phần, có 3.210 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị gần 2,48 tỷ USD, tăng gần 33% số lượt góp vốn, mua cổ phần và bằng 34,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Gần 6 tỷ USD đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 6 tỷ USD, chiếm 48,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,9 tỷ USD, chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là lĩnh vực bán buôn bán lẻ và hoạt động kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký 776 triệu USD và 665 triệu USD.

Singapore vươn lên dẫn đầu

Theo đối tác đầu tư, đã có 93 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD, chiếm hơn 41% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Thái Lan đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 1,46 tỷ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,16 tỷ USD, chiếm 9,4% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc,...

Nếu xét theo số lượng dự án thì Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với 265 dự án, Trung Quốc đứng vị trí thứ hai với 135 dự án, Nhật Bản đứng thứ ba với 116 dự án, Singapore đứng thứ tư với 81 dự án,…

Bạc Liêu thu hút dự án 4 tỷ USD

Theo địa bàn đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 57 tỉnh, thành phố, trong đó Bạc Liêu vẫn tiếp tục dẫn đầu nhờ một dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 32,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đạt 1,9 tỷ USD, chiếm 15,4% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ ba với 1,31 tỷ USD, chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Hà Nam, Bình Dương,...

Nếu xét theo số lượng dự án thì thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 369 dự án, Hà Nội đứng thứ hai với 223 dự án, Bắc Ninh đứng thứ ba với 65 dự án,...

Tính đến ngày 20-4-2020, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 5,15 tỷ USD, bằng 90,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất siêu 10,2 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN đã tăng trở lại sau khi giảm nhẹ trong 3 tháng đầu năm 2020. Xuất khẩu kể cả dầu thô đạt 56,49 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 70,2% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 55,75 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ, chiếm 69,3% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt 46,32 tỷ USD, tăng 2,9% so cùng kỳ năm 2019 và chiếm 57,6% kim ngạch nhập khẩu.

Mặc dù bị tác động bởi dịch Covid-19, song trong bốn tháng đầu năm 2020, khu vực ĐTNN vẫn xuất siêu 10,2 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 9,4 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 9,6 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp cả nước xuất siêu 983 triệu USD.

Theo nhandan.com.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Đột phá trong thu hút đầu tư

Nhiều dự án nghìn tỷ, hàng chục nghìn tỷ được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đã khẳng định vị thế của Thừa Thiên Huế. Chưa bàn đến chuyện “xoay chuyển tình thế” trong việc sẽ tạo ra các giá trị cao, song các dự án đó minh chứng, tỉnh đã có bước đột phá trong thu hút đầu tư.

Đột phá trong thu hút đầu tư
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) là nền tảng, mở ra rất nhiều dư địa để thu hút đầu tư. Từ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, cùng với chiến lược hoàn thiện hạ tầng trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp sẽ tìm thấy “miền đất lành” để đầu tư, phát triển.

Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh
Return to top