ClockThứ Bảy, 30/04/2022 14:43

Chủ tịch nước dự Lễ thượng cờ Thống nhất non sông tại Di tích Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải

Sáng 30/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức Lễ thượng cờ Thống nhất non sông năm 2022. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự buổi lễ.

Xuyên tạc, phủ nhận chiến thắng 30/4 là vô ơn với lịch sử30 năm & khát vọng vươn lênSự kiện ngày giải phóng miền Nam trên báo chí miền Bắc

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi thức chào cờ tại Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông” tại Di tích Quốc gia đặc biệt “Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải”. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Cùng dự có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; lãnh đạo một số ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương; các Mẹ Việt Nam Anh hùng, đông đảo tướng lĩnh, cựu chiến binh, người dân và du khách.

Trong không khí trang nghiêm, trên nền nhạc Quốc ca hào hùng khi lá cờ đỏ sao vàng được kéo dần lên trên Kỳ đài Hiền Lương thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, các đại biểu và hàng vạn người dân đã kính cẩn nghiêng mình ôn lại ký ức về một thời kỳ lịch sử hào hùng, đầy oanh liệt, vẻ vang nhưng cũng thấm đẫm máu xương và nước mắt của quân và dân ta. Để có được độc lập, tự do ngày hôm nay, các thế hệ đi trước đã không tiếc máu xương và tuổi xuân của mình chiến đấu bảo vệ độc lập tự do của dân tộc, hòa bình và hạnh phúc của nhân dân, làm nên những bản anh hùng ca bất tử của chủ nghĩa yêu nước cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Hiệp định Geneve được ký kết ngày 21/7/1954 đã chia đất nước ta thành hai miền Nam - Bắc, lấy Vĩ tuyến 17, dòng sông Bến Hải làm ranh giới ngăn cách. Tỉnh Quảng Trị trở thành tuyến đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam, cũng là chiến trường nóng bỏng, khốc liệt nhất. Kẻ thù đã thực hiện nhiều cuộc hủy diệt với hàng chục vạn tấn bom đạn, chất độc hóa học cùng chiến lược chiến tranh ác liệt nhằm đưa Quảng Trị trở thành "vành đai trắng", biến Quảng Trị trở thành vùng "đất lửa". Trong suốt chiều dài của cuộc đấu tranh đầy gian nan, thử thách, dưới làn mưa bom, bão đạn của quân thù, lá cờ Tổ quốc nơi đầu cầu giới tuyến vẫn ngày đêm kiêu hãnh tung bay, trở thành biểu tượng của ý chí và khát vọng thống nhất. Quân và dân Quảng Trị đã kiên cường chiến đấu, lập nên nhiều chiến công hiển hách, nhiều địa danh đã được khắc ghi vào lịch sử hào hùng của dân tộc ta như: "Vĩnh Linh lũy thép anh hùng"; "Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận"; Đường 9 - Khe Sanh; Làng Vây -  Hướng Hóa; chiến khu Ba lòng – Đakrông; Cồn Tiên - Dốc Miếu - Cửa Việt; Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, Triệu Hải… rực lửa chiến công.

Đặc biệt, trong Chiến dịch Trị - Thiên, quân và dân Quảng Trị đã tận dụng thời cơ, nổi dậy cùng với sức mạnh của các quân, binh đoàn chủ lực, dũng mãnh tiến công vào sào huyệt quân thù để giải phóng quê hương. Ngày 1/5/1972, Quảng Trị - tỉnh đầu tiên của miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Cùng với việc chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng, đặc biệt là sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972 đã đánh dấu một mốc son vẻ vang Quảng Trị cùng cả nước, vì cả nước vượt qua muôn trùng thử thách, chông gai viết nên khúc khải hoàn đại thắng mùa Xuân năm 1975. Từ đó, quê hương quy về một mối, người dân hạnh phúc sống trong độc lập, tự do và hạnh phúc.

Ôn lại truyền thống hào hùng của tỉnh Quảng Trị trong những năm tháng chiến tranh, phát biểu tại Lễ Thượng cờ, ông Nguyễn Đăng Quang - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị nhấn mạnh: Năm tháng đã qua đi nhưng những ký ức về những chiến công hào hùng, vẻ vang trên đôi bờ Vĩ tuyến 17 của quân và dân Quảng Trị cùng cả nước, đã khắc ghi vào lịch sử của dân tộc, sống mãi trong mỗi trái tim người dân Việt Nam và tiềm thức nhân loại, mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của niềm tin và khát vọng thống nhất non sông, là ý chí và sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.

Tròn 50 năm, kể từ ngày quê hương được giải phóng, từ xuất phát điểm thấp của vùng đất hoang tàn sau chiến tranh, Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị đã từng bước khắc phục những khó khăn, thử thách, xây dựng, phát triển quê hương ngày càng đi lên. Hệ thống kết cấu hạ tầng từng bước được hoàn thiện, kinh tế, văn hoá, xã hội không ngừng phát triển, đời sống nhân dân ngày được nâng cao, bộ mặt miền núi, nông thôn, đô thị đã có nhiều đổi thay quan trọng. An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng an ninh và khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường. Quảng Trị đã tạo dựng được nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững cùng bè bạn trong cả nước.

Ngay sau Lễ thượng cờ, các đại biểu và đông đảo người dân đã tham dự nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày hội thống nhất non sông như: Lễ duyệt binh, Lễ hội đua thuyền trên dòng sông Bến Hải...

Quang cảnh buổi lễ. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Sáng cùng ngày, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khởi động Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị, công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 – 1/5/2022).

Khu công nghiệp Quảng Trị được thực hiện tại thị trấn Diên Sanh và hai xã Hải Lâm, Hải Trường thuộc huyện Hải Lăng với tổng diện tích trên 481ha. Dự án do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Liên doanh phát triển Quảng Trị làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 2.074 tỷ đồng, thời hạn hoạt động là 50 năm. Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Trước đó, Dự án Khu công nghiệp Quảng Trị đã được Thủ tướng Chính phủ cấp quyết định chủ trương đầu tư vào ngày 23/3/2021.

Theo TTXVN/baotintuc.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động

Ngày 15/11, Trường đại học Phú Xuân, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sự kiện “PXUni Job Festival 2024” với sự tham gia của gần 20 doanh nghiệp hàng đầu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến hơn 500 cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên và người lao động.

Cơ hội việc làm cho sinh viên, người lao động
Người dân thôn Bha Bhar chung sức, đồng lòng nâng cao đời sống

Ngày 15/11, Đại tá Nguyễn Thanh Tuấn, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh đã đến dự và chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc cùng người dân thôn Bha Bhar (xã Hương Sơn, huyện Nam Đông) nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024).

Người dân thôn Bha Bhar chung sức, đồng lòng nâng cao đời sống
Phú Diên, Bình Sơn phát huy sức mạnh đại đoàn kết

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam và Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), ngày 14/11, ông Hoàng Hải Minh – TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chúc mừng và chung vui với cán bộ, Nhân dân thôn Kế Sung, xã Phú Diên trong Ngày hội đại đoàn kết.

Phú Diên, Bình Sơn phát huy sức mạnh đại đoàn kết

TIN MỚI

Return to top