ClockThứ Hai, 13/11/2023 18:09

Chú trọng công tác đào tạo báo chí và truyền thông

TTH.VN - Chiều 13/11, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Đoàn Công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương có buổi làm việc với Đại học Huế về công tác đào tạo báo chí và truyền thông.

Khai thác, phát huy giá trị di tích Cố đô HuếHướng về cơ sở tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luậtVận dụng tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào giảng dạy, nghiên cứu

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tặng bức ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Đại học Huế 

Các UVTV Tỉnh ủy: Hoàng Khánh Hùng- Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo Đại học Huế, lãnh đạo các trường thành viên tham gia buổi làm việc.

Hiện nay, công tác đào tạo báo chí và truyền thông tại Đại học Huế có 2 đơn vị đào tạo là Khoa Báo chí và Truyền thông thuộc Trường đại học Khoa học và Khoa Quốc tế. 15 năm qua, Khoa Báo chí và Truyền thông Trường đại học Khoa học - Đại học Huế đã đào tạo hơn 1.500 cử nhân hệ chính quy và phi chính quy; hơn 700 học viên các lớp ngắn hạn, phục vụ hiệu quả cho các cơ quan báo chí khu vực miền Trung và cả nước. Khoa Quốc tế, Đại học Huế đào tạo trình độ đại học ngành truyền thông đa phương tiện từ năm 2021 với hình thức đào tạo chính quy…

Tại buổi làm việc, Đại học Huế kiến nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đưa các cơ sở đào tạo báo chí vào thành đơn vị tiếp nhận thông tin trực tiếp, cho tham gia các buổi giao ban tuần tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy như các cơ quan báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp thường xuyên các văn bản pháp quy về báo chí truyền thông, phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo.

Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông công nhận chứng chỉ về nghiệp vụ báo chí, quản lý báo chí, truyền thông… của các đơn vị đào tạo báo chí chính quy, như Trường đại học Khoa học, Khoa Quốc tế, Đại học Huế trong hệ thống các văn bằng, chứng chỉ được công nhận giá trị tương đương với các cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí hiện nay. Thường xuyên hỗ trợ Khoa Báo chí và Truyền thông đào tạo nghiệp vụ, chứng chỉ khu vực miền Trung - Tây Nguyên, góp phần quan trọng trong việc định hướng tư tưởng, định hướng dư luận xã hội, ngành báo chí và truyền thông; tạo cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thông tấn, truyền thông với các cơ sở đào tạo để thực hiện việc thực hành, thực tập có hiệu quả.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa ghi lưu bút sau khi tham quan Nhà truyền thống Đại học Huế  

Lắng nghe ý kiến, kiến nghị, đề xuất và góp ý tại buổi làm việc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa biểu dương những kết quả đã đạt được của Đại học Huế thời gian qua, nhất là về chương trình đào tạo báo chí và truyền thông. Đại học Huế cần rà soát lại công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng báo chí; nghiên cứu thực tiễn, đổi mới giáo dục; lấy chất lượng đào to làm đầu; tăng cường thực tập từ thực tiễn; xây dựng báo chí đa phương tiện, truyền thông hiện đại; chú trọng đến đạo đức nghề báo; phát triển báo chí trên mạng xã hội; tăng cường hợp tác, đào tạo chất lượng cao.

Đại học Huế tổ chức thực hiện tốt hơn nữa trong giáo dục đào tạo; phát huy vai trò đội ngũ trí thức; xây dựng một số trung tâm chuyên sâu, đại học thông minh, tạo sự đột phá về giáo dục có thế mạnh; coi trọng giáo dục văn hóa, gia đình, con người Huế; phát triển hạ tầng giáo dục; đào tạo đội ngũ báo chí truyền thông, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; nỗ lực cố gắng xây dựng Đại học Huế sớm trở thành Đại học Quốc gia. 

Tin, ảnh: PHONG ANH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

TIN MỚI

Return to top