ClockThứ Hai, 07/09/2020 09:34

Chú ý thị trường nội địa

TTH - Tại Thừa Thiên Huế, ba thế mạnh trong gia nhập EVFTA là nông sản, thủy sản, hàng dệt may, đồ gỗ... cũng đang đặt ra nhiều thách thức.

Kích cầu tiêu dùng nội địa – đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế“Bỏ quên” thị trường nội địaCác công ty nhà ở Nhật Bản hướng đến thị trường châu Á

Ngày 4/9, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý: Phải đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng một nền kinh tế tự chủ, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và chuỗi cung ứng ngoài nước. Phải đề cao nội lực, chú ý thị trường nội địa với 100 triệu dân. Không chỉ chú ý đến doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ mà phải đặc biệt quan tâm đến những DN lớn, đầu đàn, có khả năng dẫn dắt và lan tỏa.

Trước đó, trong loạt phóng sự truyền hình về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA), các chuyên gia tại châu Âu đánh giá, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ có tiềm năng dồi dào, với hơn 50% dân số trẻ, tỷ lệ tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh. Việt Nam còn là cửa ngỏ để hàng hóa xâm nhập thị trường khu vực. Tuy nhiên, tiềm năng này chưa được các DN Việt lưu tâm đúng mức.

Chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020, EVFTA được đánh giá là cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập thị trường châu Âu và ngược lại, từ ưu đãi về thuế quan, trong đó, Việt Nam có thế mạnh về dệt may, da giày, đồ gỗ, hàng nông - lâm - thủy sản.

Tuy nhiên, các khảo sát gần đây cho thấy, với mặt hàng có ưu thế là gạo, hàng Việt Nam hầu như chưa thấy trong các siêu thị ở Pháp hay Bỉ, trong khi ở đây đã có gạo của Thái Lan, Campuchia, Ấn độ. Nguyên nhân theo người tiêu dùng sở tại, một phần do gạo Việt có phẩm cấp chưa cao. Thói quen dùng gạo ở các nước châu Âu là mềm, rời, trong khi gạo Việt thường dính (dẻo) và nhanh khô. 

Với một nước có thế mạnh về nông nghiệp, sản xuất sữa là một dư địa của Việt Nam. Tuy nhiên, khảo sát mới đây từ thị trường một số nước châu Âu cho thấy, giá sữa tại đây rất rẻ, thấp hơn 1/3 so với giá sữa tại Việt Nam. Và một nghịch lý là dù có lợi thế nông nghiệp, Việt Nam hiện vẫn phải nhập khẩu cỏ phục vụ chăn nuôi bò sữa.

Trong khi ngành dệt may, da giày là một trong những thế mạnh xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, lại phụ thuộc phần lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, khiến sản xuất bị động và đẩy giá thành lên cao.

Một vài ví dụ cho thấy, để hàng Việt Nam có sức cạnh tranh cao về chất và giá, có thể xâm nhập thị trường khó tính, khắt khe như châu Âu là điều không dễ.

Tại Thừa Thiên Huế, ba thế mạnh trong gia nhập EVFTA là nông sản, thủy sản, hàng dệt may, đồ gỗ... cũng đang đặt ra nhiều thách thức.

Mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả tỉnh đạt trên 700 triệu USD, chiếm 75% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh, song các DN dệt may lại nhập gần 400 triệu USD nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.

Ở lĩnh vực khai thác thủy sản, toàn tỉnh có khoảng 400 tàu cá được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, nhưng chủ yếu tiêu thụ nội địa do phẩm cấp thấp và chưa được quan tâm thực hiện đăng ký truy xuất nguồn gốc. Tương tự, với nông sản, đến nay, Huế chưa có mặt hàng nào xuất khẩu chính ngạch.

Trước các rào cản đã được nhận diện, các chuyên gia cho rằng, hàng hóa Việt Nam nhất định phải chú trọng nâng cao chất lượng, đảm bảo giá thành để tồn tại và cạnh tranh trước xu thế xâm nhập của hàng ngoại.

Chưa nói đến chiến lược xuất khẩu, đáp ứng tiêu chuẩn hội nhập, ngành sản xuất trong nước phải chú trọng thị trường nội địa, nếu không muốn mất thị phần trước làn sóng hội nhập, mở cửa. Như các chuyên gia ví von: Nhiều cơ hội nhưng hội nhập kinh tế (trong đó có EVFTA) là một cuộc đua, chứ không phải một bữa tiệc.

Kim Oanh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thương mại đa kênh để mở rộng thị trường

Hiểu được quy luật "ở đâu có dòng người, ở đó có dòng tiền", các doanh nghiệp (DN) bán lẻ ngày càng khai thác tối đa nhiều kênh bán hàng khác nhau để tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường.

Thương mại đa kênh để mở rộng thị trường
Siết chặt quản lý thị trường bất động sản

Thời gian qua, giá bất động sản (BĐS) tăng cao, khiến cho thị trường vừa mới hồi phục đã xuất hiện những dấu hiệu bất ổn. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc để ngăn chặn tình trạng “thổi giá”, gây nhiễu loạn thông tin, tránh để người dân trở thành nạn nhân của những đợt sốt đất ảo đã từng diễn ra.

Siết chặt quản lý thị trường bất động sản
Du lịch Huế phát triển thị trường khách quốc tế

Trong bức tranh sáng của du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, du lịch Huế góp thêm những gam màu sáng về tăng trưởng mạnh lượng khách quốc tế và mở rộng các thị trường khách nước ngoài.

Du lịch Huế phát triển thị trường khách quốc tế

TIN MỚI

Return to top