ClockThứ Năm, 07/11/2024 10:27

Khai thác thị trường du lịch y tế

TTH - Nhu cầu du khách nước ngoài đến Việt Nam để kết hợp giữa du lịch nghỉ dưỡng và khám, chữa bệnh rất cao. Với thương hiệu y tế của cả đông - tây y và đặc điểm yên bình của Huế, du lịch Cố đô có thể đầu tư khai thác thị trường tiềm năng này.

Ngự y trên đất HuếPhát huy giá trị Thái Y viện triều Nguyễn

 Bắt mạch cho khách ở Đại Nam Thái Y Viện

Thị trường tiềm năng

Cách đây vài năm, một dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã chỉ ra rằng, cùng với các xu hướng du lịch có trách nhiệm, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch thông minh và du lịch sáng tạo, du lịch y tế sẽ là 1 trong 6 xu hướng du lịch phát triển trong tương lai trên thế giới. Dự báo của UNWTO đã trở thành hiện thực, khi thực tiễn chỉ ra rằng du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe đang trở thành xu hướng được nhiều du khách lựa chọn, đặc biệt là sau giai đoạn dịch COVID-19.

Thị trường du lịch y tế giàu tiềm năng và theo các chuyên gia du lịch, cơ hội cho du lịch Việt Nam rất lớn. Lý do là trước đây, đa phần nhóm khách du lịch giàu có trên thế giới có nhu cầu đi khám, chữa bệnh ở các quốc gia phát triển, có chất lượng y tế tốt như Mỹ, Singapore hay Canada… Song, chi phí dành cho y tế ở các nước này thường rất cao. Hiện nay, nền y học của nhiều nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam rất phát triển, dịch vụ y tế tốt, chi phí hợp lý và phù hợp để kết hợp khám bệnh cũng như nghỉ dưỡng nên nhiều du khách có xu hướng lựa chọn.

Nhìn vào TP. Hồ Chí Minh những năm gần đây, loại hình du lịch y tế được chú trọng. Ngay từ năm 2019, trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế ITE, Sở Du lịch và Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức hội thảo “Giới thiệu tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch y tế TP. Hồ Chí Minh” để quảng bá, giới thiệu các mô hình điều trị, chăm sóc sức khỏe kết hợp giữa du lịch và các lĩnh vực y tế thế mạnh của thành phố mang tên Bác. Năm 2023, hai đơn vị này lại phối hợp tổ chức công bố sản phẩm du lịch y tế TP. Hồ Chí Minh, trong đó có du lịch nha khoa.

Trong chuyến thăm và làm việc với Bệnh viện Trung ương Huế năm ngoái, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan từng nhấn mạnh, với những lợi thế, tiềm năng ở Cố đô, khi mà nhắc đến y tế và du lịch, người ta nhớ nhiều đến Huế. Thừa Thiên Huế nên xem xét xu hướng kết hợp du lịch và hoạt động khám, chữa bệnh để thu hút du khách, nhằm tăng trưởng kinh tế hiệu quả cho địa phương.

Khai thác bài bản

Theo Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Lê Phúc, bên cạnh Quần thể di tích Cố đô Huế, hệ thống chùa miếu, cảnh quan thiên nhiên, đầm phá và nhiều bãi biển đẹp, Thừa Thiên Huế còn có tới 7 nguồn nước khoáng nóng. Bên cạnh đó, hệ thống các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp được xây dựng trong những không gian yên bình theo triền đồi, ven bờ sông Hương hay trải dài trên các bãi biển, dễ dàng hòa mình với thiên nhiên và thích hợp để khai thác du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh. Trong thành phố, cũng có hệ thống khách sạn kết hợp lưu trú và dịch vụ khám, chữa bệnh theo hình thức đông y cổ truyền. Đó là những lợi thế, tài nguyên để khai thác du lịch y tế, du lịch chăm sóc sức khỏe.

Từ tháng 3/2024, ngành du lịch và cộng đồng du lịch đã bắt đầu khai thác tour du lịch chăm sóc sức khỏe. Tour du lịch này lấy sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe làm chủ đạo, gắn kết với hoạt động tham quan, khám phá di sản, văn hóa ở Cố đô. Tuy nhiên, để khai thác thị trường và tiềm năng của du lịch y tế, vẫn còn nhiều việc để làm. Theo lãnh đạo Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch, thương hiệu y tế của Huế rất có tiếng, đặc biệt là Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế. Trong hướng phát triển, có thể kết hợp các dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, các dịch vụ y học hiện đại của các bệnh viện này để khách đi du lịch có thể được kiểm tra sức khỏe tổng quát; thậm chí là các hoạt động khám sức khỏe tận nơi tại điểm nghỉ dưỡng cho khách.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Sở Du lịch khẳng định, ngành du lịch cũng đang nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các sản phẩm du lịch, trong đó có du lịch y tế, chăm sóc sức khỏe theo hướng bài bản và chuyên nghiệp. Ngành du lịch tỉnh và các ngành, đơn vị, các doanh nghiệp sẽ gắn kết hơn, đặc biệt là mối liên kết giữa các công ty lữ hành và các đơn vị cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, trị liệu, spa, massage… để tạo ra chương trình du lịch y tế, chăm sóc, khám, chữa bệnh bài bản. Ngoài ra, sẽ tập trung quảng bá, xúc tiến có trọng tâm, trọng điểm để đưa thương hiệu của du lịch Huế vang xa.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”
Thông tin doanh nghiệp:
Các mẫu máy bơm mỡ bằng chân tay phổ biến trên thị trường

Chưa đến 3 triệu đồng là khách hàng đã có thể đầu tư máy bơm mỡ bằng chân chính hãng cho công năng bơm mỡ hoàn hảo, thiết kế nhỏ gọn, sử dụng khu vực không sẵn nguồn điện, khí nén. Hiện sản phẩm đang được trợ giá siêu tốt tại Kumisai Việt Nam.

Các mẫu máy bơm mỡ bằng chân tay phổ biến trên thị trường
Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

Hiện trên địa bàn tỉnh còn có 53 mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động, nhưng có 2 mỏ chưa lắp đặt trạm cân và camera tại vị trí đưa khoáng sản nguyên khai ra khỏi khu vực. Vì vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã yêu cầu 2 chủ mỏ này tạm dừng hoạt động khai thác.

Kiểm soát chặt sản lượng khai thác khoáng sản

TIN MỚI

Return to top