ClockThứ Hai, 09/10/2023 19:46

Chuyên gia “hiến kế” để hoàn thiện quy hoạch tỉnh

TTH.VN - Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) đã được Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh nhất trí thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung. Vậy tỉnh cần hoàn thiện những gì, Báo Thừa Thiên Huế Online ghi nhận ý kiến của các chuyên gia về vấn đề trên.

Quy hoạch tỉnh là tiền đề để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

KTS Trần Ngọc Chính 

* TS. Phạm Hoài Chung, thành viên phản biện Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh: Tôi cho rằng, để đảm bảo chất lượng quy hoạch, tỉnh cần làm rõ hơn các mục tiêu phát triển, đặc biệt là xác định rõ mục tiêu quy hoạch lĩnh vực giao thông vận tải. Trong lĩnh vực này có nhiều chỉ tiêu quan trọng cho sự phát triển của đô thị Huế trong tương lai.

Liên quan quan đến xác định hành lang kinh tế, và không gian phát triển. Tỉnh nên chọn một hoặc hai trục phát triển chính.

Đối với việc đầu tư hạ tầng giao thông, phải xác định được lộ trình đầu như thế nào. Ngoài ra, bổ sung một số danh mục về bến thủy nội địa, cảng cạn; làm rõ giới hạn phát triển điện gió ở một số địa phương để tránh xung đột với luồng hàng hải.

Liên quan đến tốc độ tăng trường GRDP cũng cần xác định rõ mục tiêu chung của đô thị Huế trong tương lai.

* KTS Trần Ngọc Chính, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính: Đô thị Huế có ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt qua các kỳ festival, Huế đã tạo nên thương hiệu riêng có.

Tại đề án Quy hoạch tỉnh, Thừa Thiên Huế cần xác định rõ hơn nữa về tính liên kết vùng, làm rõ sự tác động, ảnh hưởng khi đặt trong mối quan hệ với các tỉnh thành lân cận, đặc biệt là TP. Đà Nẵng và Quảng Trị.

Huế đang nằm ở vị trí của chuỗi văn hóa di sản thế giới và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Chính vì vậy, Huế cần tạo dựng vai trò trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm. Liên kết với các tỉnh, thành khác để tạo ra tính bổ sung, tương trợ và cùng phát triển.

Đối với tiềm năng của Thừa Thiên Huế, quy hoạch làm thế nào phát huy được giá trị của hệ thống đầm phá Tam Giang, liên kết với khu vực Chân Mây – Lăng Cô và Bạch Mã. Riêng tác động môi trường cũng cần có đánh giá tại đầm Lập An.

Hệ thống giao thông phải có tính kết nối giữa đường bộ, cao tốc và sân bay.

TSKH, KTS Ngô Viết Nam Sơn 

* TSKH, KTS Ngô Viết Nam Sơn: Đề án Quy hoạch tỉnh đã định hướng phát triển tốt. Điều còn lại đó là cơ sở pháp lý đi kèm, đó sẽ là nền tảng để giữ gìn một đô thị văn hóa di sản của miền Trung và cả nước. Song, để có được điều này, tỉnh cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương.

Về mặt kinh tế, Huế cũng cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý để kết nối vùng, tạo nên những đô thị mới trong tương lai.

Tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, ngoài Đà Nẵng, Huế cũng đóng vai trò đô thị trung tâm. Vì vậy, việc Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ rất phù hợp với đặc điểm của miền Trung.

Tôi cho rằng, không nên so sánh giữa Đà Nẵng và Huế mà tùy theo nhu cầu hai đô thị này đóng vai trò khác nhau. Với Huế việc phát triển cảng Chân Mây hay sân bay Phú Bài sẽ đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy kinh tế của cả khu vực miền Trung.

Để tạo được tính liên kết vùng chặt chẽ, Huế cần nhiều hơn sự hỗ trợ, để không chỉ kết nối các tỉnh, thành ven biển mà kết nối với các địa phương vùng núi, Tây Nguyên.

Quy hoạch tỉnh đóng vai trò quan trọng, song kế hoạch thực hiện quy hoạch rất quan trọng để trả lời những vấn đề đặt ra. Tôi mong rằng quy hoạch này sớm được phê duyệt và có sự hỗ trợ từ Trung ương để tỉnh có chương trình thu hút đầu tư trong thời gian tới.

* GS. TS Võ Chí Mỹ, thành viên phản biện của Hội đồng thẩm định Quy hoạch tỉnh: Tôi cho rằng, Quy hoạch tỉnh đang thiếu các mục tiêu liên quan đến quy hoạch hạ tầng số. Hiện nay, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng, nền tảng để phát huy các giá trị khác. Và muốn chuyển đổi số phải có quy hoạch hạ tầng số. Trong dự thảo quy hoạch dù có nhắc đến nhưng rất mờ nhạt.

Tỉnh cần chú ý đến hạ tầng số mang tính chất liên đới, hạ tầng thiết bị, hạ tầng dữ liệu… Tất cả phải đồng bộ.

Ngoài ra, Quy hoạch tỉnh cần dựa trên cơ sở của mô hình tăng trưởng kinh tế mới của đất nước như kinh tế xanh; kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm năng lượng… để bổ sung các chỉ tiêu phù hợp.

 

LÊ THỌ (ghi)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Hạt nhân” của miền Trung

Nghị quyết 26, ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị định hướng cho Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đột phá phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thừa Thiên Huế - thành phố văn hóa di sản nằm giữa khu vực miền Trung với những tiềm năng, lợi thế riêng có đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy kinh tế toàn vùng.

“Hạt nhân” của miền Trung
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn

Sáng 6/4, lãnh đạo huyện Phú Lộc thông tin, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện Phú Lộc đang triển khai xây dựng dự án (DA) tuyến đường đô thị mới La Sơn (Lộc Sơn) với kinh phí gần 152 tỷ đồng. DA giao trách nhiệm cho BQL Đầu tư Xây dựng khu vực huyện Phú Lộc làm chủ đầu tư.

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn
Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) là nền tảng, mở ra rất nhiều dư địa để thu hút đầu tư. Từ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, cùng với chiến lược hoàn thiện hạ tầng trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp sẽ tìm thấy “miền đất lành” để đầu tư, phát triển.

Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh
Return to top