ClockThứ Sáu, 31/03/2023 06:37

Chuyện vùng quê cách mạng Phú Hồ

TTH - Trở lại vùng quê cách mạng xã Phú Hồ (Phú Vang) bao kỷ niệm về những ngày giải phóng Phú Hồ, giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế lại có dịp ùa về trong mỗi người dân, nhất là những cựu chiến binh đã một thời “vào sinh ra tử”.

Địa điểm Hóc Mụ Bồi - Nơi ghi dấu những chiến công oanh liệtXây dựng nền báo chí cách mạng chuyên nghiệp, văn hóa và hiện đạiNhiều hoạt động hưởng ứng 70 năm điện ảnh Cách mạng Việt Nam

leftcenterrightdel
Bà Nguyễn Thị Nhạn vinh dự khi nhận Huy hiệu 55 tuổi Đảng 

Ông Bùi Quang Kỳ, Phó Chủ tịch Hội Tù yêu nước huyện Phú Vang, trú tại thôn Đồng Di, xã Phú Hồ chia sẻ câu chuyện: Từ ngày 23 đến 26/3/1975, các lực lượng kháng chiến địa phương Phú Vang cùng với bộ đội chủ lực liên tục đánh địch, buộc chúng phải co cụm ở vùng Phú Thứ. Lúc này, Nhân dân xã Phú Hồ bám trụ quê hương, không gia đình nào di tản theo âm mưu của địch. Xã lập các đội tải thương, cứu thương phục vụ thương binh, người dân và làm nhiệm vụ dẫn đường cho các đơn vị bộ đội chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Người dân kêu gọi binh lính ngụy mau chóng trở về với Nhân dân, với quê hương…

Trong từng câu chuyện kể, cán bộ, Nhân dân xã Phú Hồ luôn tự hào được sinh ra và lớn lên trên vùng quê cách mạng. Mảnh đất Phú Hồ bị bom đạn địch chà đi xát lại nhiều lần, nhưng vẫn một lòng kiên trì, dũng cảm.

Thương binh Trương Viết Sư (78 tuổi), trú tại thôn Tây Hồ, xã Phú Hồ kể nhiều về căn hầm bí mật, cũng như những lần mẹ ông là bà Dương Thị Đường tìm cách đem cơm tiếp tế qua lỗ thông hơi cho ông khi trú dưới hầm...

Đêm 8/3/1975, lực lượng vũ trạng các huyện, du kích các xã đã nổ súng tấn công hàng chục phân khu quân sự và các đơn vị bảo an; quân dân ở Phú Vang đồng loạt nổ súng vào 6 phân chi khu quân sự địch thuộc quận Phú Thứ.

Nhiệm vụ của cán bộ, du kích, Nhân dân xã Phú Hồ lúc này là, đảm bảo chỗ đóng quân, phục vụ ăn uống, dẫn đường cho các mũi tiến công ở Phú Hồ triển khai về các nơi để đánh địch...

Suốt các giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phú Hồ là một xã bị địch đánh phá ác liệt, nhưng rất ngoan cường. Người dân xã Phú Hồ nuôi dưỡng nhiều cán bộ, thương bệnh binh; đào hàng vạn hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, ẩn nấp; đóng góp hàng vạn cây tre, rào làng chiến đấu; đào hàng ngàn mét tuyến giao thông hào phòng thủ; làm hàng triệu chông tre, chông sắt để tiêu diệt địch khi chúng lùng sục, mở các đợt càn quét…

Chi bộ Đảng Phú Hồ đã lãnh đạo Nhân dân chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của địch, vượt qua mọi khó khăn, hoàn cảnh hiểm nghèo cho đến đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Có được ngày toàn thắng, giải phóng quê hương, thống nhất đất nước, đã có hàng trăm người con Phú Hồ lên đường tham gia lực lượng vũ trang, chiến đấu ở các chiến trường. Trong đó, có hơn 400 người đã anh dũng hy sinh, hàng trăm người là thương binh. Khi quê hương được giải phóng, đất nước được thống nhất, nhiều con em của Phú Hồ giữ những cương vị trọng trách trong các tổ chức của Đảng, đoàn thể, các sở, ban, ngành từ tỉnh đến huyện.

48 năm kể từ ngày quê hương, đất nước được giải phóng, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân xã Phú Hồ luôn phát huy tinh thần đoàn kết; nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn để xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Hiện, ở Phú Hồ nhiều người biết đến thương binh Đinh Viết Tụy, trú tại thôn Đồng Di Đông. Họ biết ông không chỉ là tấm gương tiêu biểu về sự năng động, mà chính cách nghĩ, cách dám làm trong phát triển kinh tế, góp phần làm giàu cho quê hương.

“14 tuổi, tui theo cha mẹ tham gia du kích xã. Đến năm 1968, bị địch bắt đi tù ở Côn Đảo. Năm 1974, tui được trả tự do, về quê tiếp tục tham gia cách mạng và công tác tại địa phương”, ông Đinh Viết Tụy bộc bạch. 

Với những lão thành cách mạng mà chúng tôi gặp, khi chứng kiến quê hương ngày một đổi mới, họ không giấu nổi niềm vui. “Muốn thấy quê hương đổi thay như thế nào cứ nhìn vào nhà mình, rồi nhìn ra cánh đồng trước mặt là biết. Những cánh đồng lúa bát ngát. Kênh mương nội đồng tưới tiêu đến từng chân ruộng. Trên từng con đường vào ngõ xóm sạch đẹp, bê tông phẳng lỳ và ánh điện sáng trưng khi đêm xuống... Đó không phải là có Đảng chỉ đường, soi lối mà có hay sao!?”, bà Nguyễn Thị Nhạn (55 tuổi Đảng), trú tại thôn Tây Hồ, xã Phú Hồ tâm sự.

Bí thư Đảng ủy xã Phú Hồ Bùi Quang Trực quả quyết, mục tiêu lớn nhất mà cấp ủy, chính quyền địa phương đặt ra trong giai đoạn này, luôn phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân để hướng tới một quyết tâm là, thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững gắn với nâng cao chất lượng xã nông thôn mới.

Bài, ảnh: ANH PHONG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dòng hồi ức sau Cách mạng tháng Tám

Trong hồi ký của mình, bà Trần Thị Như Mân, phu nhân học giả Đào Duy Anh viết: “Cách mạng tháng Tám thành công. Sau cuộc biểu tình lớn ở Sân vận động thành phố ngày 23 tháng 8, chính quyền do Nhật dựng lên ở Huế bị sụp đổ. Gia đình chúng tôi phấn khởi đón chào thắng lợi của cách mạng. Ngoài cô Đính là người đã tham gia cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế, khi đó tôi mới biết có một số anh là học sinh trường Thuận Hóa ở trong nhà tôi cũng đã tham gia Việt Minh từ trước”. Những dòng này cho thấy sự chuẩn bị chu đáo của lực lượng cách mạng, xây dựng thế trận, chuẩn bị, bố trí lực lượng ứng phó trước những diễn biễn cấp thiết, cấp tốc mà nhiệm vụ của cuộc cách mạng đặt ra.

Dòng hồi ức sau Cách mạng tháng Tám
Buổi chiếu cuốn phim cách mạng đầu tiên tại Huế

Đầu tháng 6 năm 1946, suốt mấy hôm liền, Nha Thông tin Tuyên truyền Trung Bộ đã cho chiếu tại Nhà Đại chúng (Trụ sở Hội Quảng tri cũ đóng ở đường Hàng Bè, nay là đường Huỳnh Thúc Kháng) ở Thuận Hóa hai cuốn phim “Sức sống của 25 ngàn dân Việt trên đất Pháp” và “Cuộc tiếp đón phái bộ Phạm Văn Đồng của Việt kiều ở Pháp”. Đêm cuối cùng hai cuốn phim này được đem ra chiếu giữa trời tại vườn hoa Nguyễn Hoàng, đường Trần Hưng Đạo. Buổi chiếu hai cuốn phim đã thu hút hơn một vạn người đến xem, đứng kín cả công viên và tràn ra đường phố.

Buổi chiếu cuốn phim cách mạng đầu tiên tại Huế
Hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã mãi đi xa, nhưng di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách Người để lại vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, là kim chỉ nam dẫn đường cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Trong đó, tư tưởng về nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân của đội ngũ cán bộ, đảng viên là tư tưởng cơ bản, có giá trị to lớn đối với mọi giai đoạn cách mạng.

Hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân
Cử tri Phú Vang đề xuất các ý kiến liên quan hạ tầng giao thông

Chiều 8/5, tại xã Phú Hồ, Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh gồm các ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Hải Nam, Ủy viên Thường trực Ủy ban kinh tế Quốc hội; ông La Phúc Thành, TUV, Giám đốc Sở Tài chính; ông Trần Gia Công, TUV, Bí thư Huyện ủy Phú Vang, tổ trưởng tổ đại biểu HĐND tỉnh…, đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn huyện Phú Vang, chuẩn bị cho kỳ họp lần thứ 5, Quốc hội khóa XV và kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VIII.

Cử tri Phú Vang đề xuất các ý kiến liên quan hạ tầng giao thông
Return to top