ClockThứ Hai, 13/03/2023 15:20

Nhiều hoạt động hưởng ứng 70 năm điện ảnh Cách mạng Việt Nam

Từ 13/3, Viện Phim Việt Nam mang đến các hoạt động hưởng ứng 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam như triển lãm nhìn lại hành trình 70 năm phát triển và chiếu lại 4 bộ phim bất hủ tại rạp Ngọc Khánh.

Ưu tiên chiếu phim Việt trong khung giờ vàng, nhiều cơ hội mới mở ra cho điện ảnh ViệtThúc đẩy quảng bá văn hóa, bản sắc Việt qua môn nghệ thuật thứ bảyBữa tiệc phim đã dọn sẵn cho mùa Valentine

leftcenterrightdel

 Triển lãm ''Dấu ấn 70 năm Điện ảnh Cách mạng Việt Nam.'' Ảnh: Viện Phim Việt Nam

Hưởng ứng kỷ niệm 70 năm ra đời nền điện ảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953-15/3/2023), Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm có tên "Dấu ấn 70 năm ngày thành lập Điện ảnh Cách mạng Việt Nam" và chiếu lại 4 bộ phim Việt Nam đáng chú ý tại rạp Ngọc Khánh (532 Kim Mã, Hà Nội).

Triển lãm được mở cho công chúng từ ngày 13-19/3/2023, giới thiệu hơn 200 hình ảnh về sự kiện, con người và tác phẩm điện ảnh tiêu biểu, góp phần làm nên diện mạo của điện ảnh Việt Nam 70 năm qua.

Ba chủ đề trong triển lãm lần lượt là "Sự ra đời của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam," "Những tác phẩm tiêu biểu qua 22 kỳ Liên hoan Phim Việt Nam" và "Vinh danh nghệ sỹ điện ảnh."

Trong chủ đề đầu tiên - "Sự ra đời của Điện ảnh Cách mạng Việt Nam," triển lãm giới thiệu các tư liệu hình ảnh về cơ sở, trang thiết bị, hoạt động sản xuất phim trong hai giai đoạn: Điện ảnh Bưng Biền và Điện ảnh Đồi Cọ, hình ảnh Sắc lệnh 147/SL ngày 15/3/1953 về thành lập ngành điện ảnh cách mạng Việt Nam, con dấu "Doanh nghiệp Quốc gia Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam."

Chủ đề thứ hai - "Những tác phẩm tiêu biểu qua 22 kỳ Liên hoan Phim Việt Nam" - giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu từ ba giai đoạn: Kháng chiến (1953-1975), thống nhất và xây dựng đất nước (1976-1985) và đổi mới, hội nhập quốc tế (từ 1986 đến nay).

Chủ đề thứ ba - "Vinh danh nghệ sỹ điện ảnh" - giới thiệu chân dung 75 nghệ sỹ điện ảnh được phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân.

Sau một tuần trưng bày tại Hà Nội, triển lãm sẽ được mang tới Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 23/3-6/4/2023 tại Trường Đại học Văn hóa (cơ sở 2, số 288 Đỗ Xuân Hợp, Phước Long A, Thủ Đức).

Bên cạnh hoạt động trưng bày, Rạp Ngọc Khánh cũng sẽ mang đến cho khán giả 4 bộ phim điện ảnh đáng chú ý. Lần lượt trong các ngày từ 13-16/3, rạp sẽ chiếu "Chung một dòng sông" (1959), "Bao giờ cho đến tháng Mười" (1984), "Mùa ổi," (2002), "Đừng đốt" (2009).

Trong số đó, bộ phim "Chung một dòng sông" là tác phẩm phim truyện điện ảnh đầu tiên sau khi Sắc lệnh thành lập ngành điện ảnh cách mạng Việt Nam được ký.

Nhân dịp này, Viện Phim Việt Nam cũng sẽ giới thiệu cuốn sách "Áp phích phim điện ảnh Việt Nam theo dòng lịch sử" (tập 1, giai đoạn từ 1953-2000) giới thiệu 200 áp phích phim Việt Nam ở nhiều thể loại: Phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương

Nghị quyết (NQ) số 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu xuyên suốt “đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương” in đậm dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ khi mới “manh nha” và đích đến đang ở rất gần.

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương
Phú Lộc ra quân “Ngày Chủ nhật xanh”

Sáng 21/7, các cơ quan, đơn vị, địa phương, lực lượng đoàn viên thanh niên và người dân trên địa bàn huyện Phú Lộc đồng loạt ra quân “Ngày Chủ nhật xanh” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Phú Lộc ra quân “Ngày Chủ nhật xanh”
Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024):
Sáng ngời bản lĩnh ngoại giao Việt Nam

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò quan trọng, phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị để mang đến những thắng lợi to lớn cho dân tộc. Sự kiện ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cách đây 70 năm là minh chứng cho bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Lần đầu tham gia một hội nghị đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các nước lớn tham gia hội nghị đều có mục tiêu và lợi ích riêng nhưng đoàn đàm phán của ta đã phát huy chiến thắng trên chiến trường, sức mạnh chính nghĩa của dân tộc, kiên định về nguyên tắc nhưng mềm dẻo về sách lược để giành được những kết quả quan trọng trên bàn Hội nghị Geneva.

Sáng ngời bản lĩnh ngoại giao Việt Nam
KỶ NIỆM 70 NĂM KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH GENÈVE (21/7/1954 – 21/7/2024)
Dấu ấn của Đại sứ Hà Văn Lâu trên bàn đàm phán

Với kinh nghiệm quý báu từ Hội nghị Genève, cùng trí tuệ và bản lĩnh ngoại giao sắc bén, Đại sứ Hà Văn Lâu góp phần rất lớn đưa đến sự thắng lợi trên bàn đàm phán Paris, buộc Mỹ phải chấp nhận rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ vào mùa Xuân 1975 lịch sử.

Dấu ấn của Đại sứ Hà Văn Lâu trên bàn đàm phán
Để điện ảnh đưa du lịch Huế vươn xa

Lợi thế về cảnh quan, di sản văn hóa, nét cổ kính, trầm mặc của đền đài, cung điện, di tích, kiến trúc..., Huế đang là điểm đến được các nhà làm phim lựa chọn. Đây cũng là cơ hội để điện ảnh đưa du lịch Huế vươn xa.

Để điện ảnh đưa du lịch Huế vươn xa
Return to top