ClockThứ Hai, 23/10/2023 09:18

Cử tri mong muốn các dự án luật sẽ mang mang tính đột phá cao

TTH.VN - Hôm nay (23/10), Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Kỳ họp này sẽ diễn ra từ ngày 23/10 đến ngày 28/11/2023, được tiến hành theo 2 đợt, đợt 1: Từ ngày 23/10-10/11/2023; đợt 2: Từ ngày 20-28/11/2023. Trước kỳ họp, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri, qua đó nhiều tâm tư, nguyện vọng của cử tri được gửi gắm đến kỳ họp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp xem xét 16 nhóm nội dung quan trọngCần có cơ chế cho hợp tác xã lâm nghiệp bền vững

 Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị cho ý kiến về dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Thông qua 9 dự án luật

Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật bao gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Căn cước; Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Quốc hội cũng sẽ xem xét thông qua 1 dự thảo nghị quyết: Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 8 dự án luật.

Thực hiện công tác xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế -  xã hội, Quốc hội sẽ tiến hành đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2023 và xem xét, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024. Xem xét các báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ: kết quả triển khai thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia và vay, trả nợ công.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng xem xét các báo cáo công tác tư pháp. Về công tác giám sát, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Quốc hội sẽ xem xét, quyết định việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không Quốc tế Long Thành; xem xét Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV… Đặc biệt, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

 Cử tri kiến nghị cần có hệ thống thoát nước tại Quốc lộ 1A đoạn đi qua xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc

Kiến nghị của cử tri là những nguyện vọng chính đáng

Kỳ họp quan trọng này đang nhận được sự quan tâm của cử tri cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Nhiều dự án luật dự kiến được Quốc hội thông qua sẽ tác động trực tiếp đến tình hình kinh tế - xã hội cũng như đời sống của người dân.

Cử tri Nguyễn Tý (phường Thủy Phương, TX. Hương Thủy) mong muốn Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tạo ra hành lang pháp lý vững chắc hơn. Ông Tý cho rằng, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, cụ thể hóa nhiều nội dung, đặc biệt là các nội dung có liên quan đến quyền lợi của người sử dụng đất như, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất… “Tôi mong Quốc hội sẽ hoàn thiện hơn nữa các nội dung khác về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, cần làm rõ hơn nữa các chế độ, chính sách trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như giá đất tính bồi thường, các khoản hỗ trợ và đặc biệt là việc tái định cư để đảm bảo cuộc sống cho người có đất bị thu hồi…”, ông Tý nói.

Bên cạnh những dự án luật dự kiến thông qua, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến các dự án luật khác. Để chuẩn bị cho vấn đề này, Đoàn ĐBQH tỉnh cũng đã tổ chức các buổi đóng góp ý kiến. Cụ thể như, dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cử tri Thừa Thiên Huế thống nhất với việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật như trên do phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng khác nhau, phù hợp với các quy định hiện hành của Việt Nam cũng như quốc tế. Đồng thời tập trung cho ý kiến về quy định hệ thống giao thông thông minh; bổ sung đường thôn xóm vào mạng lưới đường bộ; các quy định về quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn và ứng dụng khoa học công nghệ trong thiết kế, xây dựng, quản lý, vận hành khai thác đường cao tốc; hoạt động vận tải đường bộ; điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ;... 

Ngoài các dự án luật, các buổi tiếp xúc cử tri và tiếp xúc cử tri chuyên đề, cử tri cũng kiến nghị, gửi gắm nhiều nguyện vọng đến Quốc hội.

Theo đó, người dân Thừa Thiên Huế mong muốn các cơ quan chức năng quan tâm đến việc hỗ trợ, ứng phó với nguy cơ sạt lở vào mùa mưa bão, đẩy nhanh tiến độ đấu giá các khu tái định dư, xây dựng hệ thống thoát nước trên một số đoạn của Quốc lộ 1A, giảm cước thu phí đối với xe ô tô tại các trạm thu phí, chính sách phụ cấp đối với cán bộ bán chuyên trách cấp xã, cán bộ cấp thôn, hỗ trợ trồng rừng bản địa đa loài phải bảo đảm tính khả thi; khuyến khích trồng rừng gỗ lớn… “Các kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp là những nguyện vọng chính đáng, chúng tôi đã ghi nhận, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết. Đối với các vấn đề vượt thẩm quyền, chúng tôi cũng đã chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh gửi văn bản các kiến nghị đến Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương để xem xét giải quyết”, Phó Trưởng đoàn ĐBQH Nguyễn Thị Sửu cho biết.

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua
Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, chiều 18/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức buổi tọa đàm gặp mặt cán bộ Mặt trận tỉnh qua các thời kỳ.

Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân

TIN MỚI

Return to top