ClockChủ Nhật, 29/01/2023 19:37

“Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”

Ký kết phối hợp giải quyết những vấn đề nhân dân quan tâm“Bút ký có thể làm nên tác phẩm lớn”Kịp thời nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội

Đồng chí Hoàng Khánh Hùng  - UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao giải Nhì cho hai tác giả đạt giải. Ảnh: Tư liệu

“Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế” - là chủ đề của cuộc thi bút ký do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tổ chức, diễn ra từ ngày 4/3/2022 đến ngày 15/10/2022. Cuộc thi mang ý nghĩa thiết thực với đời sống văn hóa và văn học, nghệ thuật vùng đất Cố đô trong tiến trình thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 24/5/2021 của Tỉnh ủy về “Xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, quảng bá về vùng đất, con người Thừa Thiên Huế, góp phần xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế.

Đã có 70 tác phẩm của 51 tác gia tham gia dự thi. Ngoài những nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp, những tác giả ở Huế, còn có nhiều tác giả ở nhiều lứa tuổi, ngành nghề khác nhau ở các vùng miền trên cả nước. Những tác giả người Huế xa quê hiện sinh sống ở Hà Nội, Đà Lạt, Đà Nẵng... đều có những hồi ức và những trải nghiệm khi trở lại quê hương; hoặc những tác giả đến tham quan Huế, hay ghé Huế trong sự tình cờ đã ghi dấu trong lòng những ký ức không thể phai mờ. Chỉ nghe những cái tên của các bút ký dự thi đã thấy hiện lên một mảng Huế thân thương, những gam màu đậm sắc chốn kinh kỳ: Người uống nước sông Hương (Bạch Diệp); Thơm lắm nghề hương (Trang Thùy); Dưới bóng quê hương chợt lòng mưa nắng (Lệ Hằng); Một góc trời bình yên (Nguyễn Vũ Tuấn); Làng ngư bên phá Tam Giang (Đăng Vũ); Ngự Hà - Sự hồi sinh kỳ diệu (Nguyên Quân); Không gian văn hóa Huế (Phước Hoàng); Phiêu bạt giữa xứ kinh kỳ (Trần Băng Khuê)... Hay bút ký Sự hoan hỷ vô tận (Nguyên Quân), cho thấy chính quyền đã tìm ra một đáp án cho bài toán rất khó, khi hầu như toàn bộ số cư dân sống tạm trên Thượng thành đồng thuận, đồng lòng chương trình giải tỏa một cách nhanh chóng và hoan hỷ.

Nhiều mảng đề tài được tiếp cận, phản ánh rất đa dạng, như: khẳng định, tôn vinh và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa, di sản và con người trong thời kỳ hội nhập và phát triển; những tập tục văn hóa làng quê, sự gắn kết gia đình qua các thế hệ, cách ứng xử trong gia đình, dòng tộc; không gian vườn quê, từ chợ quê cho đến chợ kinh kỳ; vẻ đẹp và tiềm năng vùng sông nước Tam Giang; văn hóa miền núi, những tập tục được khơi dậy; sự khám phá vẻ đẹp núi đồi, con người của vùng đất A Lưới; mai vàng xứ Huế, hàng chè tàu trong ngôi nhà vườn xứ Huế, cây xanh trong thành phố đầy hấp dẫn và quyến rũ, vừa cổ kính vừa hiện đại...

Các tác phẩm bút ký khai thác những nội dung, khía cạnh có khác nhau nhưng cùng một điểm chung là mong muốn gìn giữ, bảo tồn và phát triển để Thừa Thiên Huế ngày càng đẹp hơn, phát triển hơn trong sự hài hòa với thiên nhiên và tâm huyết đề xuất phương án hướng đến để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa và du lịch đặc sắc của cả nước. Cuộc thi được chấm qua hai vòng, vòng Sơ khảo và vòng Chung khảo. Kết quả đã chọn được 13 tác phẩm để trao giải. Ghi nhận sự tham gia và đóng góp có hiệu quả của các tác giả với cuộc thi bút ký, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xuất bản tuyển tập: “Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế” với 19 tác phẩm được tuyển chọn qua cuộc thi.

Nhiều cơ quan báo chí, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử trên địa bàn tỉnh; một số tạp chí văn học nghệ thuật của tỉnh, thành bạn đã kịp thời tuyên truyền, đưa tin phản ánh về lễ phát động, thể lệ và các hoạt động liên quan đến cuộc thi. Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh có phóng sự để phản ánh, tuyên truyền. Tạp chí Sông Hương là nơi nhận và đăng bài dự thi, từ số báo tháng 4/2022, đã đăng bút ký dự thi đầu tiên. Đến nay, Tạp chí chọn được 15 tác phẩm để đăng tải, giúp bạn đọc trên cả nước hiểu thêm về di sản, văn hóa và con người của vùng đất Cố đô.

Cuộc thi bút ký với chủ đề “Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế” đã thành công, đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Mặc dù thời gian cuộc thi chỉ hơn bảy tháng kể từ ngày phát động, nhưng với tình cảm yêu Huế, “nặng lòng” với Huế, nhiều tác giả đã sáng tác nên những tác phẩm hay, chất lượng với nội dung phong phú và đa dạng, để lại dấu ấn tốt đẹp.

THIỆN LINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

TIN MỚI

Return to top