ClockThứ Hai, 12/07/2021 15:04

Động lực vượt qua đại dịch

TP. Hồ Chí Minh đang thực hiện những ngày đầu giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch COVID-19. Đây là lần thứ 2 TP. Hồ Chí Minh thực hiện giãn cách ở mức độ cao nhất, sau đợt giãn cách rất thành công vào đầu tháng tư năm ngoái.

Khi TP. Hồ Chí Minh có ca nhiễm đầu tiên với biến thể mới trong đợt bùng phát dịch bệnh lần thứ tư này, nhiều người đã tỏ ra lo lắng về một nguy cơ lây nhiễm mạnh cho một thành phố gần 10 triệu dân, hội tụ dân tứ xứ, nơi có nhiều nhà máy, khu công nghiệp và lại là đầu tàu kinh tế của cả nước.

Thực tế đã diễn ra, từ cuối tháng 4/2021 đến ngày đầu thực hiện lệnh giãn cách, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận hơn 8.000 trường hợp nhiễm mới; trong đó có ngày ca mắc lên đến 4 con số, có nhiều trường hợp không xác định được nguồn lây…

Cùng với TP. Hồ Chí Minh, một số tỉnh, thành lân cận như Bình Dương, Long An, Đồng Tháp… dịch COVID-19 cũng đang diễn biến phức tạp.

Phải nói rằng, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 là một quyết định rất khó khăn của lãnh đạo thành phố đông dân, với nhiều hoạt động kinh tế nhộn nhịp nhất cả nước. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Phong, cần coi việc chống dịch như một cuộc chiến, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết.

Điều vui mừng là lệnh giãn cách cao nhất đã được đa số người dân thành phố nói riêng và người dân cả nước nói chung đồng tình, ủng hộ. Đây là động lực để toàn thành phố vượt qua đại dịch.

Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua cho thấy, giãn cách xã hội là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để đẩy lùi dịch bệnh. Điều này đã chứng minh hiệu quả tại một số địa phương, đặc biệt là Bắc Giang hay một số nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc…

Đẩy lùi dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh cũng là đẩy lùi dịch bệnh cho cả nước. Sau khi đã đồng ý TP. Hồ Chí Minh áp dụng Chỉ thị 16, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp trực tuyến với lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh để bàn, thống nhất nhận thức, quan điểm, mục tiêu, giải pháp và kêu gọi Nhân dân thành phố vào cuộc cùng hệ thống chính trị để thực hiện phòng, chống dịch hiệu quả. Thủ tướng yêu cầu các cấp, ngành tiếp tục phát huy kết quả đạt được, đồng thời thẳng thắn chỉ ra hạn chế, yếu kém, nhất là nguyên nhân chủ quan, rút ra bài học để tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện thành công việc thực hiện Chỉ thị 16 lần này.

Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho nhiều tỉnh thành khác trong phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Tại cuộc họp thường trực Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh diễn ra sáng 11/7 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu chính quyền các huyện, thị xã và thành phố Huế luôn trong trạng thái sẵn sàng, chủ động để kịp thời xử lý các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực y tế, phục vụ cho công tác xét nghiệm, cách ly; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trong phòng dịch…

Cùng với đẩy mạnh chiến dịch vắc-xin, hiện, hàng triệu trái tim của cả nước đang hướng về thành TP. Hồ Chí Minh với quyết tâm cao nhất cùng thành phố đẩy lùi dịch bệnh COVID-19. Điều quan trọng không kém là phải giữ vững “thành trì” tại địa phương mình, hỗ trợ nhau cùng chống dịch, tránh tình trạng dịch bệnh được giập ở địa phương này, bùng phát ở địa phương khác, dây dưa, ảnh hưởng đến thành quả chống dịch cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Động lực phát triển từ các “đại dự án”

Năm 2024, nhiều dự án (DA) trọng điểm dự kiến sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động, hứa hẹn sẽ tạo ra động lực phát triển mới cho tỉnh. Các DA này không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, mà còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Động lực phát triển từ các “đại dự án”
Trao “cần câu”, tạo động lực

Để giúp hội viên có đời sống kinh tế ổn định hơn, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Thủy Vân, TP. Huế đã triển khai nhiều việc làm thiết thực để giúp hội viên thoát nghèo.

Trao “cần câu”, tạo động lực
Return to top