ClockThứ Tư, 06/11/2024 06:08

Trẻ em vùng cao vượt qua định kiến giới

TTH - Sau khi Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh triển khai các hoạt động của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), việc học tập của trẻ em, nhất là trẻ em gái được quan tâm hơn. Điều đó đã góp phần ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và bất bình đẳng giới.

“Lồng đèn thắp sáng ước mơ” cho trẻ em vùng cao A LướiKhám và điều trị nha khoa miễn phí cho 2.500 trẻ vùng cao Nam Đông“Xuân yêu thương” đến với trẻ em vùng cao

 Trẻ em vùng DTTS được học tập, trang bị kiến thức góp phần xóa bỏ định kiến giới. Ảnh: Trường THCS DTNT A Lưới

Mặc dù học lực khá tốt, nhưng em H.A.N, ở thôn Pất Đuh, xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới từng đứng trước nguy cơ bỏ học. Bố N. quan niệm con gái học gì cho lắm, nên bắt em học xong lớp 9 phải ở nhà lấy chồng. Hơn nữa, có nhà khá giả trong thôn ngỏ ý muốn cưới N., nếu em học lên THPT thì lỡ việc. Mẹ N. khuyên ngăn, nhưng bố em vẫn kiên quyết ngăn cản việc học tiếp của con.

Sau khi tìm hiểu về những quyền của trẻ em, biết về Luật Hôn nhân và Gia đình, N. đã mạnh dạn đấu tranh, “cãi” lời bố để bảo vệ quyền lợi cho bản thân; đồng thời, cùng với mẹ tìm đến những địa chỉ tin cậy ở địa phương để nhờ sự hỗ trợ...

Khi được những người có uy tín trong thôn, xã tuyên truyền, giải thích, bố N. dần thay đổi suy nghĩ. “Thấy những điểm tốt con khoe, những kiến thức con học được ở trường tôi cũng thấy vui. Nhưng cứ nghĩ, con gái học lắm rồi cũng về quê lấy chồng, nên lấy sớm cho khỏe, lại lấy được mối tốt. Giờ thì tôi “thông” rồi, vợ chồng tôi sẽ chịu khó làm ăn, đầu tư cho con học được đến đâu hay đến đó”, bố N. bộc bạch.

Trước đây, Tà Rương Họa Mi, học sinh lớp 8, Trường THCS bán trú Long Quảng (huyện Nam Đông) rất nhút nhát và xác định học hết THCS sẽ ở nhà rồi lấy chồng, sinh con giống mẹ. Nhưng từ khi tham gia Câu lạc bộ Thủ lĩnh của sự đổi thay do Hội LHPN tỉnh thành lập, em đã được học thêm nhiều kiến thức về quyền trẻ em và kỹ năng sống, từ đó suy nghĩ của em cũng thay đổi.

“Em sẽ cố gắng học tốt để học lên cao đẳng, đại học. Chỉ có con đường học tập mới giúp tương lai của em và các bạn tốt hơn. Được đi nhiều nơi, học nhiều kiến thức, em mới biết ngoài kia có rất nhiều cơ hội cho trẻ em vùng cao như chúng em. Em cũng đã hiểu thế nào là bình đẳng giới. Chính những trẻ em gái DTTS như chúng em khi có kiến thức thì sẽ biết tự đấu tranh đòi quyền lợi cho bản thân”, Họa Mi tâm sự.

Trước đây, những trẻ em ở vùng DTTS chỉ biết đi học rồi lên rẫy cùng cha mẹ, hay ở nhà giữ em, thu mình khi gặp người lạ thì nay nhiều em, như Tà Rương Họa Mi đã tự tin tham gia những hoạt động văn hóa, văn nghệ ở trường. Ngoài kiến thức, các em được trau dồi kỹ năng giúp bản thân mạnh dạn, tự tin hơn.

 Bà Ngô Thị Ánh Tuyết, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN tỉnh cho biết: Thời gian qua, triển khai thực hiện Dự án 8, các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, xây dựng nhiều mô hình tìm hiểu kiến thức, lồng ghép giới, nâng cao nhận thức về giới cho đồng bào DTTS. Đồng thời, có nhiều hoạt động để đảm bảo tiếng nói và vai trò của trẻ em, nhất là trẻ em gái trong cộng đồng.

Những buổi truyền thông định kỳ kết hợp sinh hoạt, hội thi sôi nổi đã thực sự làm thay đổi nhận thức của người dân, giúp trẻ em DTTS có thêm kiến thức, kỹ năng và tự tin hơn, từ đó sẽ mạnh dạn đấu tranh đòi quyền lợi và kịp thời tìm đến những địa chỉ hỗ trợ tin cậy.

Thảo Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
"Mẹ Lành" của học trò vùng cao

Hai từ “mẹ Lành” thân thương được nhiều trẻ gọi cô Mai Thị Mộng Lành (Trường mầm non Xuân Lộc, huyện Phú Lộc) không phải tự nhiên mà có. Ngoài giờ trên lớp, cô giáo Lành còn dành thời gian đến nhà thăm hỏi gia đình của các cháu. Đến buổi chiều vào giờ tan trường, có những trẻ mà ba mẹ đi làm rẫy chưa kịp về, cô Lành lại chở các cháu về nhà. Dù đường bản đi lại còn nhiều khó khăn, nhưng không làm khó được cô giáo dáng người nhỏ nhắn.

Mẹ Lành của học trò vùng cao
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng

Ngày 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức lớp tập huấn tại xã Hương Nguyên (A Lưới) về hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng

TIN MỚI

Return to top