ClockThứ Sáu, 19/01/2018 10:05

Đừng chỉ trách người lao động

TTH - Công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 7% của Singapore, 17,6% của Malaysia, 36,5% của Thái Lan…, thậm chí chỉ bằng 87,4% năng suất lao động của Lào.

Đồng hành cùng người lao độngCùng công đoàn bảo vệ quyền lợi cho người lao độngĐề xuất người lao động được nghỉ 7 ngày dịp Tết Nguyên đán 2018Người lao động vô tình thành “con nợ’’Tăng cơ hội cho người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Tuy vẫn có những ý kiến khác nhau về độ chính xác của những con số, nhưng chắc chắn một điều năng suất lao động của nước ta vẫn đang ở "vùng trũng" của khu vực và thế giới.

Lâu nay, nói đến năng suất lao động người ta thường nhắc đến lực lượng lao động. Trước đây, nước ta lấy lao động giá rẻ làm lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư. Những doanh nghiệp sử dụng lực lượng lao động đông đã tận dụng được lợi thế này. Ngành dệt may là một ví dụ. Không cần bằng cấp chuyên môn, chỉ cần có sức khỏe, chịu khó là doanh nghiệp có thể tuyển dụng và đào tạo vài tháng là có thể được ký hợp đồng lao động. Yêu cầu không cao, tuyển dụng dễ dàng nên nhiều lao động chưa được đào tạo đầy đủ về tay nghề lẫn tác phong, kỷ luật lao động. Chất lượng lao động không cao, đương nhiên không thể có năng suất lao động cao nên hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp thấp và hệ quả là thu nhập của người lao động cũng thấp. Thu nhập thấp khiến người lao động thiếu động cơ phấn đấu, gắn bó với doanh nghiệp, thậm chí còn vừa làm vừa phá cho “bõ ghét”. Vòng tròn luẩn quẩn đó khiến bài toán năng suất lao động mãi không có lời giải.

Nguyên nhân năng suất lao động thấp, trước tiên có yếu tố của người lao động. Điều này không sai nhưng chưa thật đầy đủ, chính xác, nhất là khi cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ. Bởi, muốn có năng suất lao động cao cần có nhiều yếu tố khác như quản trị doanh nghiệp hiệu quả, trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến.

Thực tế, không ít doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thành công nhờ áp dụng các công nghệ tiên tiến, cần ít lao động nhưng vẫn tạo giá trị sản xuất lớn. Chẳng hạn ở nhà máy bia Huda, trước đây lực lượng lao động khá đông bởi còn một số khâu còn phải làm thủ công, nhưng nay với dây chuyền tự động hóa, nhiều lao động giản đơn phải nghỉ việc.

Vẫn biết, để có công nghệ tiên tiến cần nguồn vốn đầu tư lớn, nhưng nhờ sử dụng ít lao động nên năng suất lao động của doanh nghiệp cao, lợi nhuận thu được nhiều hơn. Đây chính là yêu cầu đặt ra cho các chủ doanh nghiệp khi lựa chọn công nghệ, phương án đầu tư hiệu quả. Tất nhiên, người lao động muốn được tuyển vào các vị trí ít ỏi này cần phải có trình độ tay nghề cao, kỷ luật lao động tốt và đương nhiên họ cũng sẽ được đãi ngộ thích đáng; đồng thời, động lực để người lao động tự giác học tập, nâng cao tay nghề, kỹ năng làm việc. Thực tế, lao động Việt Nam không hề thua kém lao động nước ngoài khi tham gia các cuộc thi tay nghề khu vực, thế giới và đều đạt giải; lao động xuất khẩu được các nước đánh giá cao về tay nghề và tính chịu khó.

Trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay, không chỉ là quá trình tự động hóa diễn ra mạnh mẽ, máy móc dần thay thế con người mà còn là trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật số, robot thế hệ mới, công nghệ sinh học, công nghệ nano… Nếu không có sự chuẩn bị sớm, không chỉ khó nâng cao năng suất lao động mà nhiều lao động còn có nguy cơ mất việc, năng suất lao động của nước ta còn tiếp tục tụt hậu.

Để giải bài toán năng suất lao động không thể đợi đến lúc có công nghệ mới quan tâm đào tạo nhân lực hoặc ngược lại mà cần có sự chuẩn bị song song và đồng bộ. Trong đó, cần có sự hợp lực của cả 3 bên: Nhà nước- doanh nghiệp- người lao động.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”

Sau khi triển khai ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa 3 bên, gồm: Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), Ban chỉ đạo (BCĐ) cấp xã và Tổ chức dịch vụ thu, số người tham gia các loại hình bảo hiểm tăng đột biến.

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”
Hỗ trợ vé xe và máy bay cho sinh viên, người lao động về quê đón Tết

Ngày 30/11, theo thông tin từ Tỉnh đoàn, người dân Thừa Thiên Huế đang học tập và lao động tại TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương có thể đăng ký tham gia Chương trình "Mang Tết về nhà" năm 2025 để nhận được vé xe và máy bay miễn phí về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hỗ trợ vé xe và máy bay cho sinh viên, người lao động về quê đón Tết
Giữ người lao động ở lại lưới an sinh

Đối thoại, tuyên truyền theo nhóm nhỏ là một trong những kênh tương tác trực tiếp nhằm tiếp nhận, giải đáp các thắc mắc của người lao động (NLĐ) và các đơn vị sử dụng lao động liên quan đến chính sách bảo hiểm. Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh tăng cường công tác đối thoại nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn

Giữ người lao động ở lại lưới an sinh

TIN MỚI

Return to top