ClockThứ Hai, 12/12/2022 18:06

Giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

TTH.VN - Chiều 12/12, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức triển khai cuộc giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” (SGK GDPT) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tăng giá sách giáo khoa, học sinh nghèo, vùng khó sẽ ra sao?Sách giáo khoa mới vẫn còn hạn chế“Nóng” chuyện sách giáo khoa đầu năm học mớiNhộn nhịp chuẩn bị sách giáo khoa cho năm học mới600 giáo viên được bồi dưỡng dạy học bộ sách Cánh diềuTránh lãng phí sách giáo khoaCông bố danh mục sách giáo khoa lớp 3, 7 và 10 năm học 2022-2023Sách số - đó mới là chuyện đáng bàn của sách giáo khoaGiá sách giáo khoa tăng vọt

Phó Trưởng đoàn ĐBQH, Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Thị Sửu quán triệt các nội dung, kế hoạch cuộc giám sát 

Theo Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát  Nguyễn Thị Sửu, sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 88, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 404 phê duyệt “Đề án đổi mới chương trình, SGK GDPT” và các kế hoạch liên quan.

Tuy nhiên, vì chưa có trong tiền lệ, nên quá trình thực hiện khó tránh khỏi sự lúng túng trong cách tiếp cận, cách triển khai. Việc đổi mới Chương trình, SGK GDPT được thực hiện trong điều kiện nguồn lực hạn chế; điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin ở nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu của việc tập huấn giáo viên và tổ chức dạy học bằng hình thức trực tuyến trong tình hình dịch COVID-19 đã và đang diễn biến hết sức phức tạp.

Việc phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông chưa được quan tâm đúng mức; công tác bồi dưỡng, đào tạo lại giáo viên chưa được thực hiện một cách cơ bản; một bộ phân giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018. Điều kiện cơ sở vật chất ở đa số các cơ sở GDPT hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện.

Do đó, đợt giám sát lần này sẽ tập trung làm rõ một số vấn đề về công tác chỉ đạo và triển khai tổ chức thực hiện Chương trình GDPT 2018 và SGK; đánh giá về Chương trình GDPT 2018 và SGK, thể hiện trên các phương diện sau: Mức độ đáp ứng mục tiêu GDPT của Chương trình GDPT 2018; mức độ phù hợp với điều kiện thực tiễn về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường và khả năng tiếp thu của học sinh; đổi mới phương pháp giáo dục; đổi mới đánh giá chất lượng; biên soạn, thẩm định, phê duyệt, xuất bản, phát hành, lựa chọn SGK GDPT.

Đồng thời, đánh giá các điều kiện bảo đảm thực hiện chương trình; nguồn kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, SGK GDPT; việc sử dụng ngân sách, huy động nguồn lực xã hội hoá và hiệu quả sử dụng kinh phí; đánh giá tiến độ, lộ trình thực hiện…

Cuộc giám sát được thực hiện từ 13-16/12/2022 tại các địa phương, đơn vị do đoàn giám sát lựa chọn.

Tin, ảnh: THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính phủ đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia

Chính phủ sẽ trình Quốc hội điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, trong đó đề xuất thay đổi với 8 chỉ tiêu sử dụng đất gồm: nhóm đất nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên); nhóm đất phi nông nghiệp (trong đó có các loại đất: đất quốc phòng, đất an ninh).

Chính phủ đề xuất điều chỉnh 8 chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV:
Nhiều kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế được quan tâm giải quyết

Trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc sáng 21/10, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri (báo cáo) gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho thấy, nhiều kiến nghị của cử tri được các Bộ, ban, ngành liên quan trả lời giải quyết; trong đó có nhiều kiến nghị, phản ánh của cử tri Thừa Thiên Huế.

Nhiều kiến nghị của cử tri Thừa Thiên Huế được quan tâm giải quyết

TIN MỚI

Return to top