ClockThứ Năm, 02/06/2022 06:30

Giá sách giáo khoa tăng vọt

TTH - Thông tin sách giáo khoa (SGK) theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm học 2022 - 2023 tăng giá gấp 2-3 lần so với sách của năm học cũ, khiến phụ huynh lo lắng.

Không thể thả nổi giá sách giáo khoaSách giáo khoa chương trình mới: Linh hoạt trong sử dụng ngữ liệuChính phủ sẽ báo cáo toàn diện về đổi mới sách giáo khoa tại Quốc hội

Phụ huynh chọn sách giáo khoa cho con tại Nhà sách Lạc Việt

Ba bộ SGK của các lớp 3, 7 và 10 chương trình mới đều có số đầu sách nhiều hơn so với năm học 2021 - 2022. Các bộ sách mới có thiết kế, in ấn công phu, chất lượng giấy tốt hơn nên giá cả cũng tăng lên đáng kể. Theo giá Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam công bố, các bộ SGK lớp 3, 7 và 10 mới (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ Chân trời sáng tạo) có giá từ 177.000 - 310.000 đồng/bộ (cao gấp 2-3 lần giá sách hiện hành), chưa kể sách tiếng Anh và tùy tổ hợp học sinh lựa chọn. Tương tự, Bộ SGK Cánh diều các lớp 3, 7, 10 mới (Công ty Đầu tư xuất bản thiết bị giáo dục Việt Nam liên kết với NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm TP. HCM, NXB Đại học Huế phát hành) có mức giá từ 200.000 đến 255.000 đồng/bộ.

Xác định dù khó khăn đến mấy, phụ huynh đều cố gắng mua cho con đủ bộ SGK, nhưng rõ ràng giá sách tăng cao trong bối cảnh thu nhập của đa số người dân bị sụt giảm như hiện nay là chuyện đáng suy ngẫm. Chị Phan Thị Mỹ Nhung bày tỏ: “Dù hình ảnh hay chất lượng sách có bắt mắt, nội dung phong phú, đổi mới… nhưng việc tăng giá sách cao gấp 2-3 lần sách hiện hành là chưa thực sự hợp lý và tạo gánh nặng cho phụ huynh. Thế nên, cần có cơ chế trợ giá chung cho học sinh, nhất là vùng nông thôn để đảm bảo các em có đầy đủ SGK khi đến trường.

Câu chuyện SGK tăng giá với những gia đình hoàn cảnh khó khăn lại là cả gánh nặng đè lên đôi vai phụ huynh mỗi dịp đầu năm học. Dễ hiểu, sau dịch bệnh COVID-19, việc làm gặp nhiều khó khăn, bất ổn lại đứng trước cơn bão tăng giá của một số mặt hàng khiến cuộc sống của nhiều gia đình bị ảnh hưởng nặng nề. “Vợ chồng tôi là lao động tự do, công việc bấp bênh nên khá lo lắng khi phải bỏ thêm khoản tiền kha khá mua sách vở cho con. Nhà tôi có 2 đứa năm tới lên lớp 3 và lớp 7 đều học chương trình mới; do đó, lo mua sách cho con cũng không đơn giản vì ngoài sách cơ bản còn có nhiều sách nâng cao, bổ trợ khác”. Chị Nguyễn Thị Ninh cho biết.

Mới đây, trước ý kiến của một số đại biểu Quốc hội về các bất cập trong đổi mới SGK tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã giải thích thêm: "Các bộ sách lớp 3, lớp 7, lớp 10 của NXB Giáo dục năm nay với sự chỉ đạo ráo riết đã giảm được từ 10-15% so với các sách tương ứng mới của năm ngoái, trong khi giá thành vật liệu, nhiên liệu tăng lên". Còn nếu so với các bộ sách cũ thuộc chương trình 2016, theo ông Sơn, đó là các sách mà Nhà nước đã hỗ trợ kinh phí cho rất nhiều khâu từ biên soạn, thẩm định. Ông Sơn dẫn chứng, nếu so với bộ sách cũ thì giá thành dao động từ 50.000 đến hơn 100.000 đồng. Còn giá bộ sách mới dao động 200.000 - 300.000 đồng tùy từng loại sách. Ông nhấn mạnh, đã chỉ đạo NXB Giáo dục với mỗi bản sách giáo khoa mới sẽ dành 25.000 bản để phát cho học sinh vùng sâu, vùng xa, tuy nhiên con số này vẫn còn ít.

Trở lại câu chuyện SGK cho học sinh nông thôn, học sinh nghèo khi giá cả tăng cao ở Thừa Thiên Huế, nhiều trường cho biết, đã vận động các "mạnh thường quân" tặng SGK làm phần thưởng cho học sinh nghèo khi kết thúc năm học. Theo lãnh đạo của phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị xã và TP. Huế, không chỉ học sinh thuộc diện hộ nghèo, mồ côi... những em không có khả năng mua sách trong giai đoạn này cũng được hỗ trợ. Các trường đang tìm nguồn kinh phí để xây dựng tủ SGK trong trường học phòng trường hợp phụ huynh không có khả năng mua SGK cho con. Theo thầy giáo Nguyễn Đình Dũng, Hiệu trường Trường tiểu học Phú Xuân 2 (Phú Vang ), năm học 2021 - 2022, nhà trường vận động các "mạnh thường quân" hỗ trợ học sinh nghèo 100% SGK, còn các lớp khác trung bình mỗi lớp có từ 5-7 em được tặng sách.

Lường trước những khó khăn của các địa phương, ngành giáo dục đã yêu cầu các trường có thống kê cụ thể những trang thiết bị cần được đầu tư để có phương án trang cấp kịp thời, đảm bảo chương trình học cho học sinh đầu cấp. Nhất là, nhiều địa phương đã bố trí ngân sách trang cấp SGK cho các thư viện để học sinh có thể mượn học.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ĐẠI HỌC HUẾ HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỌC QUỐC GIA:
Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu

Trong tiến trình xây dựng và phát triển, đặc biệt kể từ sau 30 năm tái thành lập, Đại học Huế (ĐHH) đã cơ bản đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí để trở thành Đại học Quốc gia theo quy định.

Nhiều tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu
Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác

Trường THPT Thừa Lưu đóng trên địa bàn thôn Phước Lộc, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60km về phía nam, là nơi theo học của học sinh các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và thị trấn Lăng Cô. Trong chuyến công tác tại Trường, tôi có những ấn tượng đặc biệt đối với ngôi trường này.

Ngôi trường có 15 cặp vợ chồng cùng công tác
Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

Thật ngạc nhiên và cảm động khi chứng kiến một lớp học không cần bảng đen, những giáo viên dạy trẻ khiếm thị chỉ bằng tiếng gõ lạch cạch, cái sờ tay và bằng cả trái tim yêu thương.

Chuyện về những giáo viên không cầm phấn

TIN MỚI

Return to top