ClockThứ Sáu, 10/03/2023 06:00

Gỡ khó cho sản xuất công nghiệp

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp hai tháng đầu năm giảm 6,3%Khu công nghiệp Phong Điền sẽ là động lực kinh tế mới của tỉnh trong tương lai

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Thừa Thiên Huế 2 tháng đầu năm 2023 sụt giảm 1,9% so với cùng kỳ là điều đáng báo động, cần có những giải pháp để cải thiện, là yêu cầu của lãnh đạo tỉnh tại phiên họp thường kỳ tháng 2 của UBND tỉnh mới đây.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số IIP là chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển sản xuất ngành công nghiệp hàng tháng, quý, năm. Chỉ số được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất, nên còn được gọi là “chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp”.

Vì vậy, chỉ số IIP được xem là “thước đo” phát triển của ngành công nghiệp trong một chu kỳ nhất định. Đây là một chỉ số quan trọng vì không chỉ phản ánh “sức khỏe” ngành công nghiệp, mà còn tác động đến sự phát triển của nền kinh tế, xã hội nói chung. Bởi, sản xuất công nghiệp tăng trưởng sẽ thúc đẩy nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất khác phát triển.

Ngược lại, sẽ khiến các ngành sản xuất phục vụ đầu vào cho ngành công nghiệp cũng bị đình đốn; kim ngạch xuất, nhập khẩu bị giảm sút. Về mặt xã hội, sản xuất công nghiệp tạo số lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. Khi sản xuất công nghiệp giảm sút kéo theo hệ lụy người lao động mất, thiếu việc làm sẽ tác động rất lớn đến vấn đề an sinh xã hội.

Với Thừa Thiên Huế, chỉ số IIP 2 tháng đầu năm sụt giảm 1,9% so với cùng kỳ. Đi sâu vào chỉ số IIP của từng ngành trong 2 tháng, chúng ta thấy có một số ngành sản xuất vẫn có mức tăng trưởng từ 116%- 149,5%, như khai thác quặng kim loại, sản xuất đồ uống, sản xuất giấy, sản phẩm từ giấy, sản xuất kim loại… Bên cạnh đó, một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh lại giảm sút mạnh, như: sản xuất trang phục (88,2%), dệt (91,5%), sản xuất sản phẩm từ khoáng sản phi kim loại (82,1%), sản xuất xe có động cơ (50%)… Tuy nhiên, nếu so với mức giảm 6,3% toàn quốc thì chỉ số IIP của Thừa Thiên Huế vẫn khả quan hơn rất nhiều.

Tìm hiểu nguyên nhân, thực tế chỉ số IIP của tháng 2 vẫn tăng 13,7% so với cùng kỳ. Như vậy, mức sụt giảm chủ yếu rơi vào tháng 1 (giảm 14,4%), nên kéo mức giảm của 2 tháng chỉ còn 1,9%. Trong khi đó, tháng 1 rơi vào thời điểm nghỉ Tết Nguyên đán, nên thời gian thực làm giảm 7-10 ngày (tùy doanh nghiệp), nên việc sụt giảm khối lượng sản xuất công nghiệp là điều có thể chấp nhận được. Còn tháng 2 chỉ số IIP đạt mức tăng trưởng 13,7%, cho thấy dấu hiệu phục hồi, phát triển tốt của ngành công nghiệp.

Tuy nhiên, xét trong tổng thể cả năm, chỉ số IIP 2 tháng đầu năm giảm 1,9% sẽ tác động lớn đến hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng IIP cả năm 9,5-10% như mục tiêu của tỉnh đề ra, tạo áp lực lớn cho những tháng còn lại của năm.

Trong khi đó, theo dự báo tình hình thế giới, khu vực, năm 2023 tiếp tục có những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, đặc biệt tình hình dịch bệnh còn phức tạp, cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài; lạm phát, giá xăng dầu còn diễn biến khó lường, nên sẽ tác động đến tình hình sản xuất trong nước, nhất là các ngành công nghiệp.

Vì vậy, để thúc sản xuất công nghiệp, ngoài các chính sách điều hành vĩ mô về đất đai, tài chính, xăng dầu, hỗ trợ tìm kiếm thị trường… của Nhà nước, tỉnh cũng sẽ tăng cường kiểm tra, nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo thêm các nguồn lực phát triển mới, nhất là các dự án trọng điểm, các doanh nghiệp mới đầu tư… Đồng thời, thí điểm một số chính sách mới như hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container và các đối tượng có hàng hóa vận chuyền bằng container đi, đến cảng Chân Mây, nhằm tạo thuận lợi và giảm giá thành vận chuyển cho các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh…

Với các doanh nghiệp, trong khó khăn chung đó, việc đầu tư công nghệ, tăng năng lực sản xuất, hạ giá thành; linh hoạt tìm kiếm các thị trường mới, thậm chí là thị trường ngách, đơn hàng nhỏ, yêu cầu kỹ thuật cao là điều cần thiết. Trong dài hạn, việc tái cơ cấu phát triển ngành công nghiệp theo chiều sâu  để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia, có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu là những vấn đề doanh nghiệp phải quan tâm, bắt đầu triển khai ngay nếu muốn phát triển bền vững trong dài hạn.

Hoàng Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

TIN MỚI

Return to top