ClockThứ Tư, 20/11/2024 05:45

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

TTH - Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ, hiệu quả nhân đôiỨng dụng dịch vụ để xây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minhỨng dụng công nghệ xanh để phát triển bền vững

 Nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, mô hình nông nghiệp của bà Lê Thị Thanh Nga đã mang lại hiệu quả kinh tế cao

Là người tiên phong trong việc đầu tư xây dựng nhà kính trồng rau và hoa công nghệ cao, năm 2020, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, bà Lê Thị Thanh Nga, trú tại thị trấn A Lưới đã mạnh dạn triển khai hệ thống nhà kính được trang bị lưới chống côn trùng, hệ thống chiếu sáng, và hệ thống tưới phun tự động, với diện tích hơn 1.000m2. Nhờ áp dụng công nghệ tiên tiến, mô hình của bà Nga đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu công lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất và đảm bảo nguồn rau, hoa sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Bà Nga chia sẻ: “Trước đây, việc trồng rau phụ thuộc nhiều vào thời tiết, công sức và khó đạt năng suất cao. Nhưng từ khi áp dụng công nghệ vào sản xuất, năng suất và chất lượng sản phẩm đã tăng đáng kể, không chỉ cải thiện thu nhập mà còn đảm bảo sản phẩm an toàn và thân thiện với môi trường”.

Nhận thức được sự quan trọng của việc áp dụng công nghệ trong việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, nhiều hộ dân tại A Lưới cũng đã mạnh dạn ứng dụng khoa học, kỹ thuật cho những mô hình trồng nông sản, chăn nuôi của mình. Nhờ thế, hiệu quả mang lại được cải thiện rõ rệt. Điển hình như anh Hồ Cu Hoa, ở xã Hồng Kim. Nhờ áp dụng khoa học, kỹ thuật vào nuôi, trồng nên đã giảm bớt được công sức và nâng cao chất lượng, giá trị của nông sản. "Việc áp dụng công nghệ cũng giúp chúng tôi chủ động hơn trong sản xuất, tránh được nhiều rủi ro từ dịch bệnh và điều kiện thời tiết khắc nghiệt”, anh Hồ Cu Hoa khẳng định.

Hiện nay, huyện A Lưới cũng hình thành nhiều mô hình nông nghiệp mới, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi và trồng trọt, như mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, công nghệ sinh thái, phân bón và chế phẩm bảo vệ thực vật thân thiện môi trường. Các mô hình này đã khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất an toàn, hữu cơ và đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Ứng dụng công nghệ giúp sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn an toàn và có khả năng cạnh tranh trên thị trường 

Việc ứng dụng công nghệ còn giúp người dân trong việc tiêu thụ nông sản, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, đồng thời, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh. Đây được xem là hướng đi bền vững, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thực phẩm sạch và an toàn của người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Thị Thanh, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới thông tin: “Các chương trình mục tiêu quốc gia sẽ được huyện huy động để hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho nông dân và nhân rộng các mô hình nông nghiệp chất lượng cao trong thời gian tới". Bà Thanh cũng nhấn mạnh, việc áp dụng công nghệ số trong quản lý nông nghiệp không chỉ giúp tăng cường khả năng sản xuất, mà còn hỗ trợ cho quá trình tiêu thụ nông sản thông qua các kênh thương mại điện tử, từ đó gia tăng giá trị sản phẩm.

“Chúng tôi đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, khuyến khích nông dân ứng dụng các giải pháp kỹ thuật mới, công nghệ sinh thái và sản xuất hữu cơ nhằm bảo vệ môi trường. Các chính sách này vừa giúp nâng cao năng suất, vừa giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái”, bà Thanh cho hay.

Nhờ sự nỗ lực của chính quyền và người dân, việc ứng dụng công nghệ cao đã và đang tạo nên những chuyển biến tích cực cho ngành nông nghiệp ở A Lưới. Các vùng chuyên canh chăn nuôi và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao dần hình thành, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện miền núi A Lưới. Sự thay đổi phương thức sản xuất không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho bà con, mà còn tạo nên một môi trường sống bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại về nông sản an toàn và thân thiện với môi trường.

Bài, ảnh: Diệp Chi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top