ClockThứ Ba, 29/08/2023 19:32

Hạ tầng nhà ở phải phù hợp với quy hoạch, không gian mỹ quan

TTH.VN - Chiều 29/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách, nhiệm kỳ khoá XV, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã tham gia góp ý đối với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Thực hiện tốt chiến lược bảo vệ biên giới quốc giaDự thảo Luật cần làm rõ các khái niệm chuyên mônĐổi tên thành Luật Căn cước không gây xáo trộn, thay đổi về mặt pháp luậtCần giải thích rõ hơn về khái niệm “người gốc Việt”

Quang cảnh phiên thảo luận. Ảnh: quochoi.vn

Theo đó, đại biểu Nguyễn Thị Sửu nêu rõ, Luật Nhà ở chỉ quy định về nhà ở và kinh doanh nhà ở, đất và kinh doanh đất nên quy định trong Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản. Theo đại biểu, các vấn đề cần quan tâm cả lý luận và thực tiễn là xác định quyền sở hữu để chủ sở hữu nhà ở có quyền quản lý, sử dụng, định đoạt và hưởng lợi ích.

Hiện nay, có nhà ở xã hội, nhà ở thương mại và nhà chung cư, đại biểu cho rằng cần phân biệt giữa cấu trúc hạ tầng cũng như vị trí hình thành của ba loại nhà này gắn với chế định về quy mô, công năng nhằm phát huy giá trị của từng loại hạ tầng nhà và tránh bị phá vỡ quy hoạch, không gian mỹ quan....

Liên quan đến quy định về nhà lưu trú công nhân, đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng cần xác định rõ nội hàm giữa nhà ở của công nhân và nhà lưu trú của công nhân. Bởi Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đều sử dụng thuật ngữ nhà ở chứ không phải nhà lưu trú. Đại biểu đề nghị không quy định việc xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp vì không đảm bảo tính thống nhất với Điều 19 và Điều 77 của Luật Đầu tư; cần hạn chế đưa vào khu công nghiệp để bảo đảm an toàn lao động, an ninh trật tự trong khu công nghiệp.

Bà Sửu cho rằng, cần xác định phải xây dựng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp chứ không xác định cụ thể vị trí xây dựng trong hay ngoài khu công nghiệp.

Từ phân tích trên, đại biểu đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật Nhà ở hai phương án. Theo đó, bổ sung một điều riêng về nhà ở công nhân khu công nghiệp để đồng bộ, nhất quán từ chủ trương của Đảng đến pháp luật, chính sách của Nhà nước. Hoặc điều chỉnh tên gọi của điều về nhà lưu trú công nhân thành nhà ở công nhân.

Cũng tại phiên họp này, các vị ĐBQH cũng nhấn mạnh đến các vấn đề như, bổ sung công chức, viên chức quốc phòng được thuê nhà ở công vụ; nguyên tắc nhà ở phát triển đi theo với quy mô phát triển dân số và quá trình đô thị hóa; quy định riêng bảo đảm chế độ về nhà ở cho lực lượng vũ trang; bổ sung quy định cho phép tổ chức hội nghị nhà chung cư dưới nhiều hình thức; đánh giá kỹ tác động khi giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư nhà ở xã hội; tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính; quy định cụ thể hơn một số nội dung về tiêu chí chất lượng nhà ở đối với từng loại nhà nhà ở thương mại xã hội…

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu nêu ý kiến tại phiên thảo luận. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh 

Sau phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đã làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu. Ông Tùng nhấn mạnh, các ý kiến đã phát biểu đều thể hiện sự quan tâm sâu sắc, tinh thần trách nhiệm, cùng nhiều đóng góp quý báu cho cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra để tiếp tục hoàn thiện dự thảo luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

Về chính sách phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, cơ quan thẩm tra sẽ tiếp thu ý kiến, bổ sung vào các quy định trong dự thảo luật để đảm bảo đầy đủ hơn.

Về yêu cầu chung đối với phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, dự thảo luật hiện đang quy định, tại các đô thị loại I, loại II và loại III, tại các phường, quận, thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở phải xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua.

Ở các khu vực này, quỹ đất hạn chế, mật độ dân cư cao, yêu cầu chỉnh trang đô thị, kiến trúc cảnh quan rất cao, do vậy, nếu cho phân lô bán nền sẽ dẫn đến sử dụng đất không hiệu quả, làm tổn hại đến kiến trúc, cảnh quan. Đối với những vùng đô thị khác hoặc ở các vùng nông thôn, phân quyền cho UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định sao cho phù hợp với đặc điểm thực tế, có thể quy định khu vực nào phát triển dự án, khu vực nào phân lô bán nền…

“Cơ quan thẩm tra sẽ tổng hợp đầy đủ, tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu toàn diện, giải trình chi tiết cụ thể để hoàn thiện dự thảo luật Nhà ở (sửa đổi), xin ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các tổ chức, cơ quan hữu quan, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 6”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nói.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đã có 21 đại biểu phát biểu ý kiến. Các ý kiến phát biểu tâm huyết, trí tuệ, với tinh thần trách nhiệm cao, cơ bản nhất trí với nhiều nội dung đã được tiếp thu, chỉnh lý; đồng thời phân tích, làm sâu sắc thêm nhiều nội dung và góp thêm nhiều ý kiến thiết thực, cụ thể, hoàn thiện nội dung dự thảo luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan thẩm chính soạn thảo và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu giải trình tiếp thu đầy đủ, kỹ càng ý kiến của các vị và các ý kiến của các đoàn ĐBQH, các cơ quan, các tổ chức hữu quan để tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo luận; lấy ý kiến của Chính phủ trước khi trình Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6.

THỌ VƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sửa Luật Đầu tư công: Giảm thủ tục hành chính, tránh cơ chế "xin-cho"

Chính phủ cho biết, việc sửa đổi Luật Đầu tư công thể hiện sự phân cấp, phân quyền theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, không để đùn đẩy trách nhiệm, tránh tạo cơ chế “xin-cho”.

Sửa Luật Đầu tư công Giảm thủ tục hành chính, tránh cơ chế xin-cho

TIN MỚI

Return to top