ClockThứ Sáu, 01/06/2018 09:38

Hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp

TTH - Phải đưa nhanh hơn và sớm hơn chương trình dạy khởi nghiệp vào các trường đại học và phải coi ươm mầm khởi nghiệp là một mục tiêu của giáo dục đại học để xây dựng một quốc gia khởi nghiệp.

Khởi nghiệp - Ý tưởng đến từ đâu?“Khởi nghiệp chỉ thất bại khi bỏ cuộc”Phát động cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” ĐH Huế

Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục đào tạo và Hội đồng quốc gia Giáo dục và phát triển nhân lực ngày 29/5 vừa qua. Điều này được kỳ vọng sẽ khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ và tạo cú hích cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của quốc gia.

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, hoạt động khởi nghiệp được xem là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển nội lực của nền kinh tế. Theo đánh giá của các chuyên gia về lĩnh vực khởi nghiệp, hiện nay, môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam còn non trẻ so với thế giới nhưng có nhiều tiềm năng để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp một cách mạnh mẽ. Ở tầm quốc gia, rất nhiều hoạt động khởi nghiệp sáng tạo được các địa phương, bộ ngành tổ chức; nhiều vườn ươm khởi nghiệp hình thành và “ươm” thành công những doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Với Thừa Thiên Huế, năm 2017, UBND tỉnh đã có chủ trương xây dựng khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh, đồng bộ, hiện đại để hỗ trợ văn phòng làm việc cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tỉnh có cơ chế, chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp đào tạo, huấn luyện khởi nghiệp, marketing, quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Nhiều cuộc thi, nhiều diễn đàn khởi nghiệp đã được tổ chức nhằm tạo động lực, tư vấn cho các bạn trẻ sớm triển khai các ý tưởng sáng tạo của mình. Các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thu hút sự tham gia của nhiều ban, ngành liên quan. Điển hình là các hoạt động hỗ trợ và phát triển khởi nghiệp cho sinh viên tại Đại học Huế, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền kiến thức về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh cho hội viên…

Giai đoạn 2017-2020, tỉnh đặt mục tiêu hỗ trợ ít nhất 30 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và hỗ trợ phát triển ít nhất 15 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 3 doanh nghiệp được gói vốn đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sát nhập với tổng giá trị khoảng 3 tỷ đồng.

Tôi từng tham dự Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát động cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2018” do UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức vào cuối tháng 4/2018. Rất nhiều gương mặt trẻ hào hứng tham gia. Nhiều diễn giả còn rất trẻ đăng đàn, nhiều câu hỏi liên quan đến hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được đặt ra… chứng tỏ hoạt động này được giới trẻ quan tâm.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể, chúng ta đang thiếu những giải pháp căn cơ về đổi mới nền giáo dục, hướng tới việc khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và cung cấp những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp cho giới trẻ. Việc này không chỉ ở bậc đại học mà cần phải sớm hơn nữa, có thể từ bậc phổ thông. Bởi, để hình thành ý chí tự làm chủ thì con người phải được tôi luyện ngay từ khi còn nhỏ. Gắn giáo dục, đào tạo với hoạt động thực tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp là điều kiện tiên quyết để bản thân mỗi người hình thành ý chí tự thân lập nghiệp, làm chủ cuộc đời.

 Một thực tế, rất nhiều ý tưởng, giải pháp, đề tài của các em học sinh phổ thông trong cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng  có giá trị thực tiễn cao, nếu được hỗ trợ bài bản có thể phát triển thành các sản phẩm thương mại. Đây là tiền đề cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trên thế giới không thiếu các tỷ phú “nhí” nhờ các ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Chính vì vậy, cùng với việc khơi dậy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cần tiếp tục có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp để các bạn trẻ sớm triển khai các ý tưởng sáng tạo của mình, hiện thực hóa giấc mơ khởi nghiệp.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

A Lưới từ lâu đã gắn liền với hình ảnh đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chăm chỉ làm ăn, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Mơ ước về một ngôi nhà kiên cố để tránh bão lũ, bảo vệ gia đình khỏi thiên tai với nhiều người vẫn còn là điều xa vời. Với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi về tín dụng, giấc mơ của nhiều người dân dần trở thành hiện thực.

Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo
Ươm mầm khởi nghiệp

Cùng với chương trình đào tạo kiến thức chuyên ngành, sinh viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế (ĐHH) còn được hỗ trợ thực hành, thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp.

Ươm mầm khởi nghiệp
Ươm mầm cho những ý tưởng khởi nghiệp đột phá

Sáng 6/10, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức cuộc thi và trao giải chung kết cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo ĐHH lần thứ VII, năm 2024” với mong muốn đem lại giá trị thiết thực cho cộng đồng.

Ươm mầm cho những ý tưởng khởi nghiệp đột phá

TIN MỚI

Return to top