ClockThứ Sáu, 17/08/2018 08:09

Huế - giàu nghèo

TTH - Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thừa Thiên Huế Hà Văn Tuấn nêu câu hỏi: “Làm gì để dân Huế giàu lên” và ông mong muốn nhận được sự góp ý kiến của nhiều người. Có lẽ đây là một câu hỏi có nội hàm quá rộng để có một câu trả lời chính xác và đầy đủ, nhưng là một câu hỏi gợi nhiều suy nghĩ và trăn trở. Với suy nghĩ như vậy, tôi muốn góp thêm vài vấn đề.

Huế sẽ giàu hơn trong sang trọng & trang nhã

Một người có xuất phát điểm từ “hai bàn tay trắng” thì khó mà trở nên giàu có được. Thực tế thì cũng có một số trường hợp, song chỉ là số ít, không phổ biến. Ở đây, chúng tôi muốn nói đến nền tảng của điểm xuất phát. Một người có nền tảng tốt, cộng với nỗ lực vượt bật của cá nhân thì dễ thành công hơn. Thế Huế có những nền tảng gì? Phải nói rằng Huế có rất nhiều nền tảng. Chúng ta chẳng nghe Huế được mệnh danh có rất nhiều trung tâm đó sao! Muốn giàu có lên, chúng ta phải tìm mọi cách để khai thác một cách tốt nhất và hiệu quả nhất những nền tảng này. Không thể giàu lên được khi những thế mạnh của mình không được phát huy…

Trong kinh tế học có thuyết lợi thế so sánh. Thuyết lợi thế so sánh không chỉ nói đến những lợi thế của mình có được mà là những gì mà mình có lợi thế nhất và khai thác hiệu quả nhất. Cũng có nghĩa là nên từ bỏ những gì mình làm không tốt hoặc ít tốt hơn người khác. Tất nhiên quan điểm này chưa hẳn đúng với hiện tại và cũng không phải là nhận được sự đồng tình của nhiều quan điểm kinh tế học khác nhưng thuyết này là xương sống trong tài sản của nhà kinh tế học David Ricardo, mà còn có nhiều giá trị cho đến ngày nay. Hiểu ở một khía cạnh nào đó, nó cũng giống như tính cạnh tranh.

Trở lại vấn đề nền tảng của Huế, chúng ta thử xem xét một nền tảng mà có thể nói là mạnh nhất của Huế, đó là văn hóa du lịch. Huế có cảnh quan đẹp, phong phú, lại có bề dày văn hóa đa dạng mang tính “trầm tích”. Hai yếu tố này là cái gốc vững chắc cho phát triển du lịch. Nếu du lịch Huế chưa thành công và phát triển ngang tầm, phải xem xét lại việc khai thác các yếu tố này. Những câu hỏi dạng như thế này phải được mổ xẻ tìm câu trả lời thỏa đáng, đó là: Vì sao du lịch Huế phát triển không ngang tầm? Chúng ta đã khai thác tốt các yếu tố để phục vụ du lịch chưa? Và vì sao chưa khai thác tốt, do các yếu tố chủ quan hay khách quan, hay cả hai?...

Nếu hiểu theo nghĩa thuyết lợi thế so sánh, du lịch là thế mạnh của Huế, song đặt trong thế cạnh tranh thì điều mạnh nhất của chúng ta là gì? Không thể cứ du lịch là dàn đều phát triển mọi lĩnh vực chứ không chọn trọng tâm, trọng điểm. Ví dụ như thế này, chúng ta có biển thì nhiều nơi cũng có biển nhưng đầm phá thì dọc miền Trung này chỉ có vài tỉnh mới có. Đó chính là thế mạnh gần như tuyệt đối. Thế mạnh tuyệt đối này chúng ta đã khai thác đến đâu để phục vụ phát triển du lịch. Rồi hệ thống di sản lăng tẩm chỉ Huế mới có. Đó là thế mạnh tuyệt đối.

Một yếu tố cơ bản khác để quyết định dân Huế giàu hay nghèo đó đó chính là năng suất lao động. Vì năng suất lao động liên quan đến nhiều yếu tố khác, như: vốn, sức sáng tạo, tính chuyên nghiệp, kỷ luật và thậm chí là tính táo bạo, chấp nhận rủi ro… Không có năng suất lao động cao thì làm sao có thể giàu có được!?

Nếu hai yếu tố như nêu trên chúng ta chưa khai thác tốt thì chuyện giàu có hãy còn xa vời. 6 tháng đầu năm 2018, tăng trưởng GRDP của tỉnh chỉ hơn 6%, là mức thấp so với nhiều tỉnh, theo đánh giá của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Phát triển kinh tế, ngoài yếu tố vốn, nhân lực, môi trường, tầm nhìn và nhiều điều kiện thuận lợi khác thì yếu tố quan trọng cho sự thành công là tính táo bạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Nếu thất bại thì đứng lên để làm lại, nghĩa là dám chấp nhận rủi ro…

Nguyễn Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên

Tháng cao điểm “Vì người nghèo” (17/10 - 18/11/2024) là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, nhân văn sâu sắc. Đây là dịp để mỗi cơ quan, đơn vị, các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái”, chia sẻ, giúp đỡ đối với người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh, bà Nguyễn Thị Ái Vân chia sẻ:

Hỗ trợ, xây dựng nền tảng để người nghèo vươn lên
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Giáo sư kinh tế, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia Peter Drysdale cho biết, trong thời điểm các nguyên tắc đa phương đang dần xa rời và chịu áp lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là phải kiên định với các nguyên tắc nền tảng của APEC và đẩy lùi các xu hướng làm suy yếu tiềm năng phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng
Return to top