ClockThứ Tư, 29/09/2021 14:30

“Kết nối xanh du lịch Việt Nam”

TTH - Đó là chủ đề của “Chương trình khôi phục Du lịch nội địa toàn quốc khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19 đợt 4”, dự kiến sẽ được Hiệp hội Du lịch công bố trong vài ngày tới.

Khác với các lần trước, việc kích cầu du lịch lần này sẽ được đặt ra trong bối cảnh được xác định là sống chung với COVID-19, với hộ chiếu (hay thẻ xanh) vắc-xin cùng với những quy định cụ thể cho người đến từ các vùng. Chương trình cũng đã xác định rất rõ các tiêu chí an toàn về thời hạn và liều vắc-xin đã được tiêm đối với khách đi du lịch; có xác nhận của cơ quan y tế về việc đã hồi phục sau khi điều trị khỏi COVID-19. Bên cạnh đó là những yêu cầu cụ thể khác về kết quả test nhanh hoặc xét nghiệm âm tính với Sars-CoV-2 bằng RT-PCR trong khoảng thời gian theo yêu cầu…

100% người lao động phải được tiêm đủ các liều vắc-xin là yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp khai thác lữ hành cũng như cơ sở lưu trú khi tham gia chương trình. Người lao động trong các doanh nghiệp còn có những quy định riêng trong việc xét nghiệm 3 ngày/lần nếu tiếp xúc trực tiếp với khách hàng; những người không đạt các tiêu chí an toàn theo quy định hoặc chỉ được làm việc trực tuyến, hoặc làm việc độc lập tại phòng. Trong sự vận hành này, hình thức để tổ chức tour được xác định là khép kín, có sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ trong suốt quá trình tư vấn du lịch, cung cấp dịch vụ của công ty lữ hành cũng như các đơn vị cung cấp dịch vụ khác. Đồng thời, phải có báo cáo đánh giá sau khi kết thúc, theo dõi xử lý tình huống có thể xảy ra đối với người lao động, thành viên đoàn khách sau chuyến đi trong một thời gian nhất định…

Điều cơ bản và quan trọng nhất của chương trình kết nối xanh lần này, theo chúng tôi là phải tạo được lòng tin về sự tin cậy, độ an toàn trong chuỗi cung ứng từ điểm đầu đến điểm cuối. Mong muốn có sự xê dịch, tìm lại các cảm giác trải nghiệm, thư giãn… là tâm lý của khách hàng sau một thời gian quá lâu phải gò mình trong một không gian nhỏ, thậm chí là rất nhỏ. Tuy nhiên, không ai mạo hiểm đánh đổi kỳ nghỉ của mình để lấy rủi ro, nếu nó không được kiểm soát và không được thông tin về sự kiểm soát đó một cách đầy đủ. Đây là điều đã được cơ bản giải quyết khi Hiệp hội Du lịch đã kết nối và hợp tác với các địa phương và các sở chuyên ngành trong hệ thống.

Kỳ vọng đặt ra cho chương trình lần này, không có gì khác hơn là khởi động lại hoạt động du lịch bị đình đốn, ngưng trệ quá lâu và bị ảnh hưởng sâu hơn, nghiêm trọng hơn ở làn sóng COVID-19 lần thứ tư. Trước khi đưa du lịch trở lại vị trí mũi nhọn của nền kinh tế, vấn đề trước mắt còn là “kiếm” công ăn việc làm cho người lao động, từng bước ổn định bộ máy, tạo cơ sở để xây dựng lại quy trình vận hành đã trở nên ngổn ngang do đại dịch. Trước mắt, du lịch nội địa đang là hướng được ưu tiên để đầu tư khai thác.

Yên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Tour Đà Lạt 4 ngày 3 đêm 2025 Dịch vụ thuê xe 16 chỗ xe đời mới, chiết khấu cao
Return to top