ClockThứ Hai, 23/03/2020 14:22

Không để gián đoạn sản xuất, cung ứng

TTH - Đó là tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tại hội nghị giao ban trực tuyến sáng 21/3 về công tác ứng phó COVID-19 trong bối cảnh, dịch bệnh đã tác động đến sản xuất, kinh doanh nhiều lĩnh vực.

Dịch vụ vận tải ứng phó COVID-19Chuẩn bị kịch bản ứng phó cao hơn khi dịch COVID-19 diễn tiến nhanh

Với du lịch, ở một số địa phương, lượng khách trong các tháng đầu năm giảm 80 – 90%. Được đánh giá là một trong ít địa phương đang duy trì được nhưng lượng khách du lịch đến Huế trong tháng 2 giảm 21,4% so với cùng kỳ và dự kiến sẽ tiếp tục giảm sâu trong tháng 3/2020. Với ngành vận tải, dịch bệnh khiến lượng khách đi lại giảm mạnh, doanh thu các đơn vị kinh doanh sụt giảm từ 50-60% so với cùng kỳ.

Ngành dệt may, nơi có các doanh nghiệp lớn với hàng ngàn lao động, tình hình sản xuất kinh doanh dự báo tiếp tục khó khăn. Ngoài khó về thiếu hụt nguyên phụ liệu nhập từ Trung Quốc do ảnh hưởng dịch, cuối tuần qua, các quốc gia thành viên châu Âu (EU) đã thống nhất thông qua kế hoạch đóng cửa biên giới nhằm ngăn ngừa dịch bệnh. Các doanh nghiệp dệt may lớn của Huế hiện đang có các đơn hàng chính xuất sang EU dự báo sẽ gặp không ít khó khăn thời gian tới.

Việc thực hiện triệt để giải pháp hạn chế, đóng cửa các ngành dịch vụ như karaoke, mát-xa, điểm vui chơi giải trí...để phòng chống dịch sẽ tác động đến doanh thu, việc làm của một bộ phận lao động liên quan. Ngay như ngành nông nghiệp, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán nông sản, thủy sản (tôm, gà, vịt, cá...) ở Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang...đang gặp khó khăn.

Song song với quyết liệt phòng chống dịch, các giải pháp hỗ trợ, gỡ khó cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng thị trường đang được lãnh đạo tỉnh chỉ đạo rốt ráo.

Ngày 20/3/2020, Chủ tịch UBND tỉnh có công văn giao các sở, ban ngành triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản, thủy sản; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kết nối tiêu thụ, trên tinh thần không để hàng tồn ứ. Tỉnh cũng vừa giao các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng dịch nhằm lắng nghe những khó khăn, đánh giá mức độ thiệt hại, kiến nghị, đề xuất từ doanh nghiệp, các hộ kinh doanh để có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn kịp thời.

Trước tác động khó lường do diễn biến phức tạp từ dịch, để hạn chế thiệt hại, từng ngành, từng lĩnh vực, doanh nghiệp phải có giải pháp thích nghi; tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh; chuyển dịch nguồn cung, thị trường...

Cùng với sự chủ động từ chính các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sự đồng hành của tỉnh về chủ trương, giải pháp, chính sách sẽ là sự “tiếp sức”, tạo chỗ dựa giúp bình ổn nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội với quyết tâm thực hiện thành công hai mục tiêu: Khống chế dịch bệnh, ổn định sản xuất, kinh doanh đang đặt ra một cách cấp thiết.  

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top