ClockThứ Sáu, 19/04/2019 09:40

Kiểm soát chặt chẽ các khâu

TTH - “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” là chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019 được tổ chức trên phạm vi toàn quốc từ 15/4-15/5/2019.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là một trong những vấn đề lớn, bức xúc của cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Thống kê chưa đầy đủ năm 2018 cho thấy, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra 14.264 vụ, xử lý 8.446 vụ vi phạm về an toàn thực phẩm; lực lượng cảnh sát môi trường phát hiện 6.176 vụ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, với 5.042 cá nhân, 809 tổ chức vi phạm (theo TTXVN). Tuy nhiên, con số bị phát hiện chỉ là một phần rất nhỏ so với tình trạng thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng tràn lan trên thị trường hiện nay.

Thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng đa dạng về chủng loại, từ thịt, cá, tôm có dư lượng các chất cấm, ôi thiu đến rau củ có tồn dư thuốc bảo vệ thuốc thực vật. Thậm chí sử dụng các chất phụ gia biến thịt thối thành thịt tươi ngon, bắt mắt. Thực phẩm kém chất lượng xuất hiện ở hầu hết các khâu, từ nơi sản xuất, chăn nuôi đến chế biến, bảo quản và tiêu thụ.

Tình trạng trên có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Xét về trình độ, quy mô sản xuất nông nghiệp ở nước ta đa phần sản xuất theo quy mô nông hộ, cá thể nên rất khó kiểm soát chất lượng hàng nông lâm thủy sản. Việc chế biến thực phẩm cũng trong tình trạng tương tự nên khó đảm bảo các điều kiện VSATTP. Chưa kể một số cơ sở sản xuất, tư thương vì lợi nhuận, cố tình làm ăn gian dối, đưa ra thị trường một số loại thực phẩm không bảo đảm an toàn, bất chấp hậu quả có thể xảy ra đối với người tiêu dùng. Ở góc độ người tiêu dùng, một số người thiếu cẩn trọng trong việc chọn lựa thực phẩm, thậm chí ham rẻ, thích hình thức mà bỏ qua tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Trong khi đó, công tác quản lý nhà nước về VSATTP đang bị “chặt khúc” từng công đoạn, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ ngành, đon vị thì khó đạt hiệu quả cao. Chẳng hạn, kiểm soát về an toàn trong chăn nuôi, trồng trọt do ngành nông nghiệp; sản phẩm khi đưa ra thị trường do ngành công thương kiểm soát; khi chế biến, sử dụng do ngành y tế chịu trách nhiệm…

Hệ lụy của thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không chỉ khiến người tiêu dùng nơm nớp chuyện ngộ độc mà tác động xấu đối với người sản xuất chân chính. Để ngăn chặn thực phẩm giả, không an toàn phải kiểm soát tốt tất cả các khâu, trước hết cần bắt đầu từ gốc- nơi sản xuất, chế biến thông qua việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm, lợi ích của người sản xuất, kinh doanh về VSATTP; phổ biến, hướng dẫn người tiêu dùng hiểu biết và ủng hộ sản phẩm an toàn. Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn và áp dụng các quy trình sản xuất, chế biến tiên tiến đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao về VSATTP của người tiêu dùng và thị trường.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay, việc quản lý VSATTP không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nếu không quản lý tốt, không chỉ sản phẩm nông lâm, thủy sản nước ta không thể xuất vào thị trường các nước khác, mà còn có thể thua ngay trên sân nhà, nếu mất niềm tin của người tiêu dùng.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Xóa sổ “lãng phí thực phẩm”: Chuyện không của riêng ai

Cộng đồng toàn cầu đã công nhận “lãng phí thực phẩm” là một vấn đề quan trọng, được đưa vào Mục tiêu phát triển bền vững 12 (SDG12) về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Mục tiêu của SDG12 là giảm một nửa lượng lãng phí thực phẩm toàn cầu ở cấp độ bán lẻ và người tiêu dùng vào năm 2030.

Xóa sổ “lãng phí thực phẩm” Chuyện không của riêng ai
Tranh tài cán bộ quản lý giỏi công tác an toàn thực phẩm

Chiều 30/8, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh (ATVSTP) tổ chức Hội thi “Cán bộ quản lý giỏi công tác an toàn thực phẩm lần thứ II, năm 2024”. Hội thi thu hút gần 50 thí sinh của các đội dự thi và đông đảo cổ động viên đến từ 9 huyện, thị, thành phố.

Tranh tài cán bộ quản lý giỏi công tác an toàn thực phẩm

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top