ClockThứ Hai, 06/09/2021 15:12

Kinh nghiệm phải đi vào thực tế

TTH - Nhiều địa phương trong cả nước đang triển khai nhiều biện pháp mạnh, nhằm khống chế, đẩy lùi đại dịch COVID-19 và đã đạt được thành công bước đầu.

Chuyên gia quốc tế lạc quan về kinh tế Việt Nam trong nhiệm kỳ mớiChia sẻ kinh nghiệm triển khai và vận hành dịch vụ đô thị thông minhThúc đẩy phát triển kinh tế đêm

Tuy nhiên, đây là loại vi rút mới, với sự biến chủng phức tạp, khó lường nên công tác phòng, chống luôn trong trạng thái chưa có tiền lệ, đòi hỏi vừa triển khai, vừa rút kinh nghiệm.

Để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân, nhiều tỉnh, thành phố đã chấp nhận hy sinh lợi ích về kinh tế, đồng loạt áp dụng các biện pháp mạnh như: Người dân tuyệt đối cách ly ở trong nhà (trừ trường hợp đặc biệt); kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện; đồng thời, huy động tối đa lực lượng để hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân, tăng cường xét nghiệm bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng…

Với những địa phương dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát cũng đã triển khai nhiều biện pháp mạnh để hạn chế dịch bệnh lây lan vào địa bàn. Song, trong thực tế vẫn xuất hiện nhiều ca dương tính trong cộng đồng, gây hoang mang lo lắng cho người dân. Nổi cộm nhất trong thời gian gần đây là tình trạng dương tính sau thời gian cách ly tập trung về cách ly tại nhà. Dù đây là vấn đề không còn mới nhưng vẫn cứ lặp đi, lặp lại. Phải chăng, có sự bất cập trong việc kiểm soát sự lây nhiễm trong khu cách ly cũng như trong việc quản lý người cách ly tại nhà?

Tình trạng người hoàn thành cách ly y tế khi về nhà mới phát bệnh cũng đã được giải thích. Đó là trước khi hoàn thành cách ly tập trung, công dân đó tuy đã được xét nghiệm nhiều lần âm tính nhưng vẫn không tuân thủ các biện pháp phòng dịch sau khi xét nghiệm trong khu cách ly, tự ý tiếp xúc với người khác nên đã mang vi rút về nhà một thời gian thì phát bệnh.

Nguy hiểm hơn, mầm bệnh đó còn có nguy cơ lây lan cho người trong gia đình, lây lan ra cộng đồng. Mặc dù, việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú được quy định như: ở một phòng riêng; trong trường hợp không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly phải cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét…

Điều kiện đầu tiên cho người cách ly tại nhà xem qua thì đơn giản vậy, song không tránh khỏi những sơ suất như thói quen trong tiềm thức khi đi lại của các thành viên trong ngôi nhà của mình đã vô ý đến phòng dành cho người đang cách ly; thậm chí người trong thời gian cách ly không tuân thủ các quy định, tùy tiện ra khỏi nhà. Đó là những yếu tố khiến dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.

Đã xuất hiện nhiều mô hình hay trong việc đảm bảo an toàn cho người thân và cộng đồng trong quản lý người cách ly tại nhà như: Dành luôn cả ngôi nhà cho người trở về từ khu cách ly, cả gia đình dọn đến nhà người thân ở trong suốt thời gian cách ly theo quy định. Hay như xã Phú Thuận (Phú Vang) đã thiết lập một điểm cách ly cho công dân vừa hoàn thành cách ly tập trung; theo đó, công nhân sau khi hết cách ly tập trung trở về địa phương sẽ được tiếp tục cách ly tại khu cách ly do xã thiết lập thay vì tự cách ly tại nhà, nhằm chủ động kiểm soát dịch, không để lây lan ra cộng đồng…

Sau một thời gian cả nước quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đã có nhiều tín hiệu tích cực. Vùng xanh được mở rộng, vùng đỏ được thu hẹp. Một số địa phương dịch bệnh vốn diễn biến phức tạp như Đà Nẵng, Quận 7 (TP. Hồ Chí Minh) và nhiều tỉnh thành khác đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Điều quan trọng là từ việc khắc phục những hạn chế, đưa ra những cách làm hay, làm mới hiệu quả trong quá trình triển khai phòng, chống dịch COVID-19 cần phải đúc kết thành bài học kinh nghiệm để nhân rộng trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch vẫn còn cam go ở phía trước.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số

Sáng 20/7, Đoàn công tác của UBND tỉnh Tây Ninh do ông Nguyễn Thanh Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số (CĐS) gắn với cải cách hành chính (CCHC), phát triển du lịch và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số
Khánh Hòa ấn tượng về chuyển đổi số và bảo tồn di tích của Thừa Thiên Huế

Ngày 17/7, trong khuôn khổ chuyến công tác đến tỉnh Thừa Thiên Huế, Đoàn công tác của tỉnh Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC) và làm việc với Sở Thông tin và Truyền thông Thừa Thiên Huế về chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh. Cùng đi có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Xuân Toàn.

Khánh Hòa ấn tượng về chuyển đổi số và bảo tồn di tích của Thừa Thiên Huế
Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương

Trong 2 ngày 16 - 17/7, Đoàn công tác Tỉnh ủy Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế để trao đổi kinh nghiệm về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số; phát triển du lịch, văn hoá; xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản Cố đô gắn với thúc đẩy các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trao đổi kinh nghiệm về chuyển đổi số, văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top