ClockThứ Năm, 16/05/2019 14:41

KOICA ký kết biên bản ghi nhớ chương trình thung lũng đô thị thông minh miền Trung

TTH.VN - Sáng 16/5, tại TP Huế đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và với tỉnh Thừa thiên Huế, Quảng Nam và TP. Đà Nẵng về Chương trình thung lũng đô thị thông minh ở khu vực miền Trung-Việt Nam.

Sông Hương là không gian và trục cảnh quan chínhHàn Quốc hỗ trợ nâng cấp quy hoạch thành phố HuếHàn Quốc hỗ trợ nâng cấp quy hoạch thành phố HuếSông Hương là không gian và trục cảnh quan chính

Dự lễ có Chủ tịch KOICA- Lee Mi Kyung; đại diện Văn phòng KOICA Việt Nam và lãnh đạo 3 tỉnh thành nói trên.

Các bên cùng ký biên bản ghi nhớ

Biên bản ghi nhớ được ký kết thống nhất các bên cùng nhau xây dựng mối quan hệ hợp tác và trao đổi thân thiện trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và tuân thủ theo quy định luật pháp của mỗi quốc gia về đô thị thông minh mang bản sắc riêng của mỗi địa phương. Cụ thể, KOICA sẽ quan tâm hợp tác hỗ trợ cho Thừa Thiên Huế đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển văn hóa du lịch ở thành phố Huế. Tại TP. Đà Nẵng sẽ được đầu tư các dự án quản lý thiên tai. Ở Quảng Nam sẽ được tập trung xây dựng hạ tầng dịch vụ đô thị và các cơ sở dữ liệu hành chính theo hướng thành phố thông minh tại Tam Kỳ.

Chương trình này sẽ triển khai giai đoạn 2020-2025 và KOICA cam kết sẽ kêu gọi sự tham gia của các đối tác Hàn Quốc tham gia đầu tư, hợp tác kỹ thuật; đồng thời giám sát thực hiện quản lý các dự án đô thị thông minh tại các địa phương một cách đồng bộ, hiệu quả.

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chia sẻ, KOICA nhiều năm qua đã có mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với tỉnh Thừa Thiên Huế. Với sự quan tâm hỗ trợ của KOICA hiện nay, đặc biệt qua ký kết biên bản ghi nhớ chương trình lũng thũng đô thị thông minh miền Trung lần này, Thừa Thiên Huế có cơ hội trở thành một thành phố cốt lõi mang tính biểu trưng Việt-Hàn và là trung tâm văn hóa du lịch đặc trưng của miền Trung, Việt Nam.

Tin, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm
Điểm nhấn đô thị

Có thể thấy, diện mạo Hương Thủy đang thay đổi từng ngày. Tuy chưa phải là tất cả, nhưng những sự đầu tư để chỉnh trang, tạo mỹ quan đô thị đã giúp Hương Thủy tạo ấn tượng tốt hơn trong mắt người dân và du khách.

Điểm nhấn đô thị

TIN MỚI

Return to top