ClockThứ Sáu, 10/01/2020 14:13

Lan tỏa yêu thương

TTH - Ngoài ra, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm cũng tích cực tham gia, chăm lo tết cho người nghèo.

Ngày hội lan tỏa yêu thươngLan tỏa những yêu thươngSống để yêu thương.

Chung tay chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Nam Đông. Ảnh: NQ

Những ngày cuối năm, công việc bề bộn nhưng cán bộ, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế vẫn thu xếp, trao kịp thời 600 suất quà tết do Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tài trợ đến người dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Nam Đông, Quảng Điền, Phong Điền và những địa chỉ cần giúp đỡ được Báo Thừa Thiên Huế thông tin, kêu gọi giúp đỡ trong năm 2019. Đây là kết quả từ sự kết nối, kêu gọi những tấm lòng hảo tâm, các nguồn lực xã hội của Báo Thừa Thiên Huế để chung tay chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn mỗi dịp tết đến xuân về.

Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau là chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Công tác chăm lo cho người nghèo, an sinh xã hội là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị để huy động các nguồn lực xã hội cùng với nguồn lực Nhà nước giúp các hộ nghèo, người nghèo, cộng đồng nghèo vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, trong dịp tết cổ truyền của dân tộc, việc chăm lo cho người nghèo càng được các cấp chính quyền quan tâm, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

Trong dịp Tết Canh Tý 2020, Chính phủ dành kinh phí gần 358 tỷ đồng gửi tặng hơn 1,7 triệu người có công với cách mạng. Trong những ngày này, lãnh đạo Đảng, Nhà nước liên tục đến thăm, chúc tết, tặng quà cho người có công với cách mạng, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn ở khắp mọi miền đất nước.

Với Thừa Thiên Huế, cùng với các phần quà của Chủ tịch nước, địa phương dành khoảng 17 tỷ đồng trích từ nguồn ngân sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội. Ngoài ra, tỉnh còn tặng quà cho các hộ thuộc diện di dời ở khu vực Thượng thành, giúp người dân đón tết thêm phần ấm cúng.

Cùng với chính quyền, cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc chăm lo tết cho người nghèo, các gia đình chính sách. Nhiều tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội có những cách làm hay, kịp thời động viên, mang hơi ấm tình thương đến với những hoàn cảnh kém may mắn, như: “Tết sum vầy” của Liên đoàn Lao động tỉnh, “Xuân tình nguyện” của Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh…

Ngoài ra, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm cũng tích cực tham gia, chăm lo tết cho người nghèo. Tính đến ngày 6/1, hơn 29 nghìn suất quà trị giá hơn 10 tỷ đồng được trao đến tay những người nghèo, nạn nhân chất độc da cam. Con số này đang tiếp tục nối dài khi hàng ngày vẫn tấp nập những chuyến xe chở yêu thương đến với những vùng khó khăn, các hoàn cảnh kém may mắn.

Ở một góc nhìn khác, người nghèo là một bộ phận yếu thế trong xã hội và đó là điều không ai mong muốn. Nếu trước đây, nhiều trường hợp cố bám vào danh sách hộ nghèo để được hưởng ưu đãi của Nhà nước thì nay ý thức và quyết tâm thoát nghèo của người dân càng lan tỏa rộng rãi. Điển hình là chuyện của cụ bà 83 tuổi ở Thanh Hóa viết đơn quyết xin ra khỏi danh sách hộ nghèo khi tự lo được cho bản thân, không muốn trở thành gánh nặng cho chính quyền, Đảng, Nhà nước. Với những người vừa có quyết tâm, nỗ lực thoát nghèo vừa có lòng tự trọng như vậy, tin rằng “tết thoát nghèo” sẽ sớm đến với mọi người.

San sẻ yêu thương là điều đáng nâng niu, trân trọng, cả người trao và người nhận đều tràn đầy hạnh phúc. Nhưng sẽ hạnh phúc hơn khi ngày càng có nhiều người được đón tết thoát nghèo. Đó là một hành trình dài, cần sự chung sức của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và nỗ lực vươn lên của mỗi người để tất cả đều được hưởng niềm vui trọn vẹn ngày xuân của dân tộc.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa những hành động đẹp

Qua gần 5 năm triển khai các hoạt động, phong trào xây dựng TP. Huế “Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc”, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, câu lạc bộ, đội, nhóm… trên địa bàn thành phố tích cực tham gia, góp phần xây dựng Huế ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh.

Lan tỏa những hành động đẹp
Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc

Diễn ra trong vòng hơn 6 tháng, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 được Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế tổ chức đã thu hút đông đảo học sinh trên toàn tỉnh tham gia, với con số vô cùng ấn tượng hơn 16.300 bài dự thi đến từ 120 trường.

Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc
Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc

Được các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh sôi nổi, hưởng ứng, tham gia; là hoạt động có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống đoàn kết quân - dân, truyền thống anh hùng của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, là thành công của các cuộc thi.

Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc
NGÀY PHÁP LUẬT VIỆT NAM 9/11:
Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật

Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11), các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tạo sự đồng thuận của Nhân dân đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật
Nhà yêu thương từ những “mảnh ghép”

Căn nhà là có thật, còn “mảnh ghép” là biểu tượng của sự chung tay từ lời kêu gọi thông qua trang web, fanpage và các đội nhóm tình nguyện của Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Từ tình yêu thương của cộng đồng, một mái ấm dần thành hình và tương lai sẽ có nhiều mái ấm như thế…

Nhà yêu thương từ những “mảnh ghép”
Return to top