ClockThứ Sáu, 15/11/2024 06:10

Lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc

TTH - Được các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh sôi nổi, hưởng ứng, tham gia; là hoạt động có sức lan tỏa mạnh mẽ, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống đoàn kết quân - dân, truyền thống anh hùng của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, là thành công của các cuộc thi.

Biên cương rộn rã đêm hội trăng rằm Nâng cao nhận thức chủ quyền biên giới, biển, đảo cho học sinhXây dựng biên cương vững chắc

 Nhiều cảm xúc bên mô hình cột mốc chủ quyền

Thu hút gần 3.000 bài, 500 ảnh tham gia dự thi

 Đại tá Phạm Tùng Lâm, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh đánh giá như vậy về kết quả cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới và truyền thống 60 năm BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế (15/12/1964 – 15/12/2024); cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế” do Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức, vừa tổng kết, trao giải vào ngày 12/11.

Sau hơn 5 tháng triển khai, cuộc thi viết thu hút được 2.993 bài tham gia dự thi (trong đó có 2.329 bài/64 cơ quan, đơn vị, nhà trường, địa phương ngoài BĐBP tham gia; (trong lực lượng BĐBP tỉnh là 664 bài/20 cơ quan, đơn vị tham gia). Cuộc thi ảnh thu hút được 487 ảnh tham gia dự thi (trong đó có 286 ảnh của các tập thể, cá nhân ngoài BĐBP).

“Điều này phản ánh mức độ lan tỏa, hiệu ứng rộng rãi của cuộc thi, khi đã thu hút một số lượng lớn sự quan tâm và tham gia của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; qua đó đã tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh về chủ quyền lãnh thổ quốc gia và tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới” - Đại tá Phạm Tùng Lâm nhấn mạnh.

Trước giờ trao giải, bên ngoài hội trường, nơi trưng bày trang trọng những tác phẩm dự thi, không khí rộn ràng, gần gũi, thân thuộc, gợi nhớ Ngày hội Biên phòng toàn dân. Những cán bộ, chiến sĩ biên phòng, các thí sinh và đại biểu đến từ các cơ quan, đơn vị, gương mặt ai nấy đều rạng rỡ, xúc động khi đứng trước những bài viết dày dặn được trình bày công phu, những khoảnh khắc tuyệt vời về tình quân – dân bên chân sóng hay trên những bản làng biên giới, được tác giả ảnh ghi lại.

Ấn tượng về nội dung và hình thức

 Đặc biệt, sự hiện diện mô hình cột mốc trong bài dự thi của Đại úy Nguyễn Nhật Quang, Trợ lý Chính trị Phòng Tham mưu BĐBP tỉnh gây ấn tượng sâu sắc. Cô Trần Thị Soan và thầy Hoàng Quốc Thái, những giáo viên Trường THCS & THPT Trường Sơn, A Lưới (những thí sinh cũng đoạt giải trong các cuộc thi này) nói rằng: Trong giây phút này, đứng trước mô hình cột mốc, lòng trào dâng xúc động, nhớ về những lần cùng đồng nghiệp, học trò và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, trước cột mốc uy nghi khẳng định vững chãi chủ quyền của Tổ quốc, trên mảnh đất biên giới quê hương.

Truyền thống anh hùng 60 năm chiến đấu, trưởng thành, phát triển của BĐBP tỉnh, từ những “tiết học biên cương” ngay trước cột mốc, càng “thấm” hơn trong lòng người nói chung và trong thế hệ trẻ trên biên giới. Để mỗi người dân biên giới càng thêm có trách nhiệm, phát huy tinh thần chủ thể, chung tay cùng lực lượng BĐBP tỉnh, bảo vệ bình yên biên cương, phát triển kinh tế.

Bằng tình yêu, tự hào về biên giới quê hương và lực lượng BĐBP tỉnh, rất nhiều thí sinh đầu tư công phu, để có bài dự thi chất lượng cao về nội dung, đẹp về hình thức, có mô hình, số liệu so sánh, tư liệu tham khảo, hình ảnh minh họa sinh động, sát chủ đề cuộc thi. Điển hình là thầy Trần Ngọc Tuấn, công tác tại Trường THCS Phạm Quang Ái (Quảng Điền); em Từ Thanh Hòa, sinh viên Trường đại học Luật - Đại học Huế; em Trương Thị Tuệ My, học sinh lớp 12A3 Trường THPT Thừa Lưu (Phú Lộc); Đại úy Nguyễn Nhật Quang, Trợ lý Chính trị, Phòng Tham mưu BĐBP tỉnh... Ông Lê Khắc Thanh, thí sinh đã “chạm” độ tuổi tám mươi, nhưng vẫn hăng hái dự thi với tất cả tinh thần, trách nhiệm; được Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tặng giấy khen.

Theo Đại tá Phạm Tùng Lâm, thông qua các cuộc thi đã góp phần đẩy mạnh việc tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những nỗ lực của địa phương trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia và Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020; lan tỏa mạnh mẽ tình yêu biên cương Tổ quốc. 

“Cuộc thi cho thấy sức lan tỏa rộng rãi trong các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân; nhiều bài thi, tác phẩm tham gia dự thi đạt chất lượng tốt, thể hiện trí tuệ, tình cảm, tâm huyết, trách nhiệm của các tác giả; có nhiều bài thi, tác phẩm đề xuất những chủ trương, biện pháp, giải pháp bảo vệ vững chắc biên giới, biển, đảo trong thời gian tới và xây dựng lực lượng BĐBP tỉnh vững mạnh toàn diện. Đây là những công trình rất có giá trị về lý luận và thực tiễn, góp phần củng cố niềm tin, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, tăng cường sự đồng thuận xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” - Đại tá Hoàng Minh Hùng, Chỉ huy trưởng BĐBP chia sẻ.

Bài, ảnh: Quỳnh Anh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa những hành động đẹp

Qua gần 5 năm triển khai các hoạt động, phong trào xây dựng TP. Huế “Văn minh - Thân thiện - An toàn - Giàu bản sắc”, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương, câu lạc bộ, đội, nhóm… trên địa bàn thành phố tích cực tham gia, góp phần xây dựng Huế ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh.

Lan tỏa những hành động đẹp
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc

Diễn ra trong vòng hơn 6 tháng, cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc năm 2024 được Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế tổ chức đã thu hút đông đảo học sinh trên toàn tỉnh tham gia, với con số vô cùng ấn tượng hơn 16.300 bài dự thi đến từ 120 trường.

Đa dạng hình thức lan tỏa văn hóa đọc
Vững vàng trên mọi nẻo biên cương

Nhiều năm liền vinh dự được Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và UBND tỉnh tặng bằng khen, nhưng đối với Thượng tá Lê Văn Tiến, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, “đi dân nhớ, ở dân thương” có lẽ là phần thưởng quý giá nhất.

Vững vàng trên mọi nẻo biên cương
Ngõ nhỏ không tên

Cái cách hơi xuân đột nhiên từ từ len lỏi vào cuộc sống thường nhật khiến đôi người khẽ rùng mình vì lạnh. Nhưng đó là một cái lạnh khoan khoái. Người đàn ông đưa tay sờ vào mũi mình để tận hưởng cảm giác mới mẻ đầu ngón tay và nhìn ánh nắng từ từ buông xuống đoạn đường làng trước mặt, tinh nghịch nhảy lên đỉnh đầu đứa con trai nhỏ bên cạnh làm cu cậu khẽ xoa đầu mình làm anh bật cười. Cu cậu được bao nhiêu tuổi là từng ấy năm anh chưa về lại quê, bộn bề cuộc sống rồi lại vì nhiều lý do trong quá khứ, mãi đến giờ mới tranh thủ dịp Tết để đưa vợ con về thăm quê nội.

Ngõ nhỏ không tên
Return to top