ClockThứ Tư, 09/10/2019 08:54

Làng quê đáng sống

TTH - Tại hội nghị sơ kết 10 năm thực hiện Chương trình Xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nói rằng: “Nông thôn mới phải là nơi có môi trường, làng quê đáng sống”.

Nông thôn mới phải là nơi có môi trường, làng quê đáng sống

Bất chợt trong tôi hiện lên những bức ảnh về một số làng quê, làng cổ ở các nước châu Âu – nó đẹp như một bức tranh. Con người khéo vẽ nên sự thanh bình. Chính sự thanh bình, sạch sẽ, đẹp đẽ, xanh tươi…Thấy chẳng có mấy ngôi nhà có rào dậu. Nếu có thì cũng những hàng cây thấp và hoa, mang tính trang trí là chủ yếu chứ chẳng thấy có ý định khu biệt sự sở hữu nào. Chính điều này, cùng với kiến trúc cũ đã mang lại một nguồn lợi lớn cho người dân bản địa từ du lịch. Du khách tìm đến đây nhìn ngắm, thong thả tản bộ, nằm trên thảm cỏ, ngồi trước ban công nhà với cuốn sách trên tay… Rồi tôi mơ ước một điều, bao giờ làng quê Việt Nam, làng quê ở Huế mới được như rứa?

Đó chính là làng quê chẳng những đáng, mà còn quá đáng sống. Bụng thì no, túi thì đầy nhờ nguồn thu du lịch. Mắt thì tha hồ nhìn ngắm mà sướng. Không khí thì chẳng cần bàn về sự ô nhiễm…

Thu nhập của người dân ở vùng nông thôn bây giờ cũng khá hơn nhiều, tròm trèm 3 triệu đồng một tháng. Nếu so sánh với một bộ phận làm nghề tự do (khu vực lao động phi chính thức), người nghèo đô thị, thu nhập của người nông dân như vậy cũng không phải là thấp lắm. Đáng mừng với đời sống của người nông dân hiện nay chính là phương thức sản xuất đã thay đổi nhiều, máy móc, khoa học kỹ thuật đã gánh một phần công sức, cho nên người nông dân không phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt như xưa”. Có đường phẳng lì để đi, có điện để chiều chiều vui vui nghêu ngao vài bài hát. Đời sống tinh thần cũng vậy, nhiều lễ hội truyền thống được khơi dậy, phục hồi; ơi ới điện thoại gọi nhau; tình làng nghĩa xóm bền chặt. Nông thôn bây giờ nhiều người, nhiều nơi dư sức làm giàu. Nhiều đường xóm ở A Lưới còn trồng hoa…

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nông thôn ở Huế cũng bộc lộ nhiều mặt không tích cực. Không ít nơi ở nông thôn bắt đầu ô nhiễm chất thải – rác, túi ni lon, vật dụng đựng thuốc bảo vệ thực vật. An ninh trật tự có những biểu hiện phức tạp: trộm chó, bài bạc, số đề, cá độ bóng đá, cho vay nặng lãi… Những lễ nghi mang tính chất truyền thống tốt đẹp đã được “nâng cấp”, trở thành gánh nặng đè lên vai người nông dân - mời hỏi cưới, kỵ giỗ, tân gia, sinh nhật, thậm chí là đầy tháng, thôi nôi cho con… Nhiều tiệc tùng không phải cây nhà lá vườn như xưa mà phải qua dịch vụ. Vậy là chuyện “có đi có lại”. Ai cũng thấy mệt mỏi về điều này, nhưng không thể không làm theo được. Nhiều người nói rằng, ở làng quê bây giờ không sợ đói mà “sợ chuyện ơn nghĩa”. Một bữa… cưới là lỗ hai bữa cày. Mất một ngày công lại thêm tiền cho một ngày công nữa.

Vì vậy quê đáng sống là làng quê trút bỏ những gánh nặng, thôi những tệ nạn, giảm ô nhiễm để không khí trong lành. Có vẻ như làng quê đáng sống, theo ý Chủ tịch Phan Ngọc Thọ mà rằng, làng quê đáng sống là “nâng cao thu nhập, đời sống Nhân dân; xã hội nông thôn yên bình; chính quyền nông thôn thân thiện... hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu”.

Thanh Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Nhìn vô trong Huế...”

Thuở ấu thơ, trẻ con làng tôi đứa mô cũng có một niềm ao ước đó là được đi Huế chơi ít nhất là một lần. Đình làng Đại Lộc quê tôi có một lùm mù u rậm rạp và là chốn để chúng tôi leo trèo và hát những câu nghêu ngao vào những buổi chiều hè: “Trèo lên cây mù u nhìn vô trong Huế...”. Rồi những đêm không trăng, trời đầy sao, lũ trẻ con làng chúng tôi nhìn về phía xa xôi, nơi có một quầng sáng phía chân trời và nói với nhau rằng, đó là Huế. Hồi đó, làng tôi có một chuyến đò đi Huế hàng ngày xuất phát ở bến đò Đồng Dạ, nơi con sông Ô Lâu bắt đầu chảy qua làng tôi. Nhưng phải có công chuyện chi quan trọng thì nông dân làng tôi mới đi Huế, còn trẻ con như chúng tôi thì rất khó để được đi.

“Nhìn vô trong Huế  ”
Lối về ngõ hạnh

Quê chồng tôi ở Phú Thượng (Phú Vang - nay thuộc TP. Huế), mỗi năm có vài lần kỵ, chạp. Mỗi lần ghé về, điều tôi thích nhất ngoài những căn bếp ngăn nắp có chiếc tủ gạc - măng - rê xưa cũ, ngoài những mẹt bầu, bí đao được cắt mỏng phơi khô tỏa mùi thơm giòn đặt trên mấy chạn củi của các thím, tôi còn vô cùng thích thú những con ngõ biếc xanh.

Lối về ngõ hạnh
Hình bóng quê nhà

Năm 2005, nhà báo Dương Phước Thu tặng tôi cuốn sách “Qua sông nhìn lại bến bờ” vừa ra mắt. Đây là tập bút ký tư liệu - nghiên cứu lịch sử, khảo lược quá trình hình thành xứ Thuận Hóa, tỉnh Thừa Thiên đến thành phố Huế ngày nay. Lướt qua phần viết về quê mình, tôi gọi điện cho anh, phản ứng vì xưa đến giờ, làng tôi chỉ là một, không có thôn La Chử Thượng, thôn La Chử Trung, thôn La Chử Đông, thôn La Chử Nam, thực chất Thượng, Trung, Đông, Nam là các phường của làng. Vài ngày sau, anh nói tôi tới lấy “vật chứng” với lời phàn nàn: Tức quá, sách mới ra đã có 2 người phàn nàn rằng chưa chính xác! Tài liệu anh đưa là bản sao Quyết định của UBND tỉnh về việc phê chuẩn số thôn, khu vực của các xã, thị trấn thuộc huyện Hương Trà từ tháng 8/2000; căn cứ để anh đưa thông tin vào.

Hình bóng quê nhà
Giữ gìn làng quê sạch đẹp

Hậu xây dựng nông thôn mới (NTM), các địa phương trên địa bàn tỉnh thi đua nhân rộng các khu dân cư (KDC) kiểu mẫu. Đây là mô hình có tính tổng hợp các tiêu chí, là mẫu chuẩn trong xây dựng NTM gắn với các tiêu chí khó như: xây dựng KDC văn minh, thi đua làm các tuyến đường kiểu mẫu, thực hiện phân loại rác tại nguồn, chuyển đổi sản xuất an toàn…

Giữ gìn làng quê sạch đẹp
Huế hướng đến là một nơi đáng để sống

Trước bối cảnh thế giới trải qua nhiều năm dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh, quan điểm về nơi đáng sống đang thay đổi theo tiêu chí an ninh an toàn, môi trường bền vững và sống chậm. Huế với văn hóa lịch sử và tài nguyên thiên nhiên còn phong phú và trong lành thực sự là nơi có thể trở thành điểm đến an cư lý tưởng cho mọi người.

Huế hướng đến là một nơi đáng để sống
Return to top