ClockThứ Sáu, 14/04/2023 16:54

Lập hội đồng thẩm định quy hoạch trung tâm giáo dục quốc phòng-an ninh

Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Hội đồng là Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Thể chế, chính sách và nguồn lực phát triển văn hóa là chủ đề của Hội thảo văn hóa 2022Đổi mới giáo dục là việc làm thường xuyênĐại học Huế chú trọng bảo đảm chất lượng giáo dụcBan hành Kế hoạch giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2021

 
leftcenterrightdel
 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Chủ tịch Hội đồng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 379/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo Quyết định, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Chủ tịch Hội đồng. Phó Chủ tịch Hội đồng là Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Thành viên Hội đồng gồm đại diện các bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Xây dựng; Nội vụ; Tư pháp; Giáo dục và Đào tạo; Lao động-Thương binh và Xã hội; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Công an; Giao thông Vận tải; Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông.

Các ủy viên phản biện gồm Phó Giáo sư-Tiến sỹ Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; Phó Giáo sư-Tiến sỹ Mai Thị Liên Hương, Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia; Tiến sỹ Đỗ Trần Tín, Phó Trưởng khoa quy hoạch Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Cơ quan thường trực của Hội đồng là Bộ Quốc phòng.

Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng thực hiện theo Điều 33 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch).

Trách nhiệm và quyền hạn của Cơ quan thường trực Hội đồng thực hiện theo Điều 34 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.

Trách nhiệm và quyền hạn của các ủy viên phản biện thực hiện theo khoản 3 Điều 35 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.

Hội đồng hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm; chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân

Đó là chủ đề buổi đối thoại trực tuyến trao đổi và tháo gỡ trên Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế giữa UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình và lãnh đạo các sở, ngành với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra sáng 31/10.

Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân
Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập
Return to top