ClockThứ Ba, 19/01/2021 06:15

Đại học Huế chú trọng bảo đảm chất lượng giáo dục

TTH - Hướng đến đại học (ĐH) Quốc gia theo định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, tiên phong, trọng điểm của hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam và xếp hàng đầu khu vực cũng như châu Á, ĐH Huế đang tập trung chiến lược bảo đảm chất lượng giáo dục (BĐCLGD).

Tinh gọn bộ máy, đảm bảo hiệu quả hoạt độngHợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lựcRút ngắn khoảng cách với các đại học hàng đầu châu Á

Sinh viên Trường ĐH Nông Lâm thực hành trong phòng thí nghiệm

Ban hành chiến lược bảo đảm chất lượng giáo dục

Cuối năm 2020, ĐH Huế ban hành chiến lược BĐCLGD giai đoạn 2021 – 2025. ĐH Huế xác định hoàn thiện hệ thống mạng lưới BĐCLGD ĐH bên trong từ cấp ĐH Huế đến các đơn vị thành viên, thuộc và trực thuộc, triển khai tự đánh giá và kiểm định chương trình đào tạo ĐH, sau ĐH và cơ sở giáo dục chu kỳ 2 theo chuẩn quốc gia và quốc tế. Đồng thời, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu xếp hạng ĐH quốc tế hướng đến đạt tốp 300 châu Á, 1.000 thế giới và tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu xếp hạng cho một số ngành học mũi nhọn, trọng điểm theo từng nhóm ngành đào tạo.

Chiến lược BĐCLGD trong giai đoạn mới ra đời phù hợp với định hướng phát triển của ĐH Huế trong bối cảnh ĐH Huế đang xây dựng và phát triển thành ĐH Quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác Sinh viên ĐH Huế cho biết, việc ban hành chiến lược sẽ làm cơ sở để xây dựng phương hướng nhiệm vụ BĐCLGD hằng năm và từng giai đoạn của ĐH Huế, các đơn vị thành viên, các khoa và phân hiệu thuộc ĐH Huế.

Theo đại diện lãnh đạo ĐH Huế, với chiến lược đặt ra, ĐH Huế xây dựng đến 6 nhóm mục tiêu cụ thể, trong đó sẽ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống BĐCLGD bên trong của ĐH Huế và các đơn vị đào tạo thuộc ĐH Huế, nâng cao hiệu quả công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục tại ĐH Huế. ĐH Huế cũng xây dựng kế hoạch tổ chức và đánh giá hiệu quả các hội nghị/hội thảo trao đổi kinh nghiệm về BĐCLGD, phát triển và triển khai các công cụ BĐCLGD; phát triển hệ thống thông tin hỗ trợ công tác BĐCLGD. Đặc biệt, sẽ hướng đến cải thiện thứ hạng của ĐH Huế trong các bảng xếp hạng quốc tế.

Mỗi mục tiêu đều gắn với những chỉ tiêu và giải pháp, lộ trình cụ thể để thực hiện. Điển hình như mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống BĐCLGD bên trong của ĐH Huế và các đơn vị đào tạo thuộc ĐH Huế thì ĐH Huế xác định chỉ tiêu chính đến năm 2025 là thành lập Hội đồng BĐCLGD ĐH Huế để triển khai các hoạt động BĐCLGD trong toàn ĐH Huế; xác định lại nhân sự tham gia vào quá trình BĐCLGD. Trong giai đoạn này, 100% các đơn vị đào tạo thuộc ĐH Huế có bộ phận chuyên trách về BĐCLGD, có đủ đội ngũ và năng lực để chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch BĐCLGD của đơn vị một cách hiệu quả, đồng thời 100% các các đơn vị đào tạo thuộc ĐH Huế ban hành kế hoạch thực hiện chiến lược BĐCLGD giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch chi tiết hàng năm…

Thúc đẩy khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế

Bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay đang đặt hệ thống giáo dục ĐH trước những cơ hội và thách thức trong lĩnh vực BĐCL. Đặc biệt, chính sách tăng cường tự chủ ĐH ngày càng khuyến khích các trường ĐH cải tiến công tác quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả mọi hoạt động của nhà trường.

ĐH Huế đang xây dựng và phát triển trở thành ĐH Quốc gia theo định hướng nghiên cứu, vì thế điểm mới trong chiến lược BĐCLGD là không chỉ tập trung ĐBCLGD trong hoạt động đào tạo mà còn cho khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, tài chính và cơ sở vật chất. Từ chiến lược BĐCLGD, hướng đến các hoạt động trong hệ thống ĐH phải BĐCL sẽ hỗ trợ tốt cho quản trị ĐH, xây dựng chiến lược phát triển ĐH Huế toàn diện hơn.

PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Phó Giám đốc ĐH Huế chia sẻ, trong chiến lược BĐCLGD, ĐH Huế cũng xây dựng các nội dung chiến lược BĐCLGD trong khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, nhằm phát huy tiềm lực khoa học công nghệ, tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả hợp tác với địa phương, doanh nghiệp.

Để thúc đẩy lĩnh vực khoa học công nghệ, ĐH Huế sẽ hình thành các viện nghiên cứu chuyên sâu tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế; xây dựng và đẩy mạnh nghiên cứu ở các lĩnh vực: Khoa học sức khỏe, nông – lâm – ngư, môi trường, công nghệ sinh học, khoa học cơ bản, nghệ thuật… nhằm nâng cao vị thế của ĐH Huế và đáp ứng nhu cầu phát triển vùng và khu vực. Bên cạnh đó, sẽ chủ động mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, góp phần phát triển năng lực đội ngũ cán bộ, tăng nguồn thu tài chính và phát triển cơ sở vật chất.

ĐH Huế sẽ xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế cho từng giai đoạn, từ đó xây dựng kế hoạch nhiệm vụ hằng năm và triển khai thực hiện theo kế hoạch; đổi mới các chế tài nhằm phát huy thế mạnh của các nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu liên ngành, hướng đến hợp tác nghiên cứu quốc tế và tăng cường công bố quốc tế; xác định các đối tác ưu tiên để xây dựng các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đào tạo & giữ chân người tài

Tròn đúng 10 năm sau hội thảo “Thừa Thiên Huế - đất học và tài năng” (12/11/2014), Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế lại mở hội thảo khoa học “Chính sách sử dụng người tài - lịch sử và vấn đề đặt ra” vào ngày 16/11/2024. Vấn đề đặt ra ở đây vẫn là câu chuyện về tài năng và vấn đề sử dụng người tài.

Đào tạo  giữ chân người tài
Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

TIN MỚI

Return to top