ClockThứ Ba, 29/05/2018 14:36

Luật An ninh mạng là xu thế tất yếu trong thời đại toàn cầu hóa

TTH.VN - Sáng 29/5, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về Dự thảo Luật An ninh mạng, Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Thừa Thiên Huế cho rằng, sự ra đời của luật là xu hướng tất yếu, nhưng cũng cần có quy định, chế tài rõ ràng hơn để tránh chồng chéo khi luật được áp dụng vào thực tế.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận 3 dự án LuậtGắn tăng trưởng với đảm bảo an sinh xã hộiKỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận các vấn đề về kinh tế - xã hộiQuan điểm khác nhau về bổ sung hình thức tố cáo qua điện thoại, thư điện tửHôm nay Quốc hội thảo luận dự thảo sửa đổi Luật Tố cáo và Luật Cạnh tranhKỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận về 3 dự án luậtĐại biểu Quốc hội kỳ vọng vào phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 5Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIVĐưa nguyện vọng của cử tri đến diễn đàn Quốc hội

Toàn cảnh phiên thảo luận về Luật An ninh mạng sáng 29/5. Ảnh: Quochoi.vn

Luật An ninh mạng là một xu thế tất yếu

Theo đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa, Dự thảo Luật An ninh mạng mà Chính phủ trình lần này đã đầy đủ các nội dung. “Tôi tán thành với sự cần thiết ban hành Luật An ninh mạng như đã nêu tại Tờ trình của Chính phủ và nhấn mạnh việc các đối tượng phản động, chống đối, các loại tội phạm lợi dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi phá hoại, trục lợi hoặc xâm phạm, đe dọa đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân”- đại biểu nói. 

Đại biểu tán thành với việc xây dựng dự án Luật An ninh mạng, vì trong bối cảnh hiện nay đây đang là mối quan tâm của toàn cầu, có tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong thời gian qua, các thế lực thù địch, một số loại tội phạm và đối tượng khác đã, đang sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi phá hoại, trục lợi hoặc xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Theo quan điểm của đại biểu, ở một đất nước, một quốc gia, trên tất cả các lĩnh vực phải có người giám sát chế tài và kiểm tra các luật được ban hành. Hiện nay, đối với Luật An ninh mạng, đây là xu thế phát triển về hệ thống thông tin của Quốc tế. Vừa qua, đã có nhiều động thái tích cực, như xây dựng và ban hành Luật An toàn thông tin. Về an ninh mạng, so với một số nước trên thế giới vẫn còn một số nội dung và chưa quản lý tốt. Đã xuất hiện tình trạng lợi dụng an ninh mạng. Trên một số lĩnh vực về kinh tế chưa có quản lý tốt về thu thuế trên một số dịch vụ, mặt hàng đã được Bộ Tài chính khẳng định.

Anh ninh mạng cần đi sâu vào quản lý về các lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nếu hoạt động an ninh mạng với mục đích về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học thì chúng ta vẫn ủng hộ, và luật này sẽ làm tốt hơn. Ông Nghĩa băn khoăn một điều là nếu luật này ra đời sẽ ảnh hưởng về kinh tế, hoặc trùng lặp với Luật An toàn thông tin, có thể gây khó dễ.

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa cho biết, khi nghiên cứu Dự thảo luật này, thấy thể hiện rất rõ trong các khoản điều, Điều 10, Điều 11, Điều 12 được thẩm định, kiểm tra, đánh giá, giám sát… Đề nghị các đại biểu hiểu rõ ràng, đi sâu vào việc làm thế nào khi sử dụng các hệ thống thông tin này không để các thế lực, kẻ xấu cài mã độc, mã xấu.

Bên cạnh đó, cần phải có lực lượng bảo vệ an ninh mạng này. Tiếp đến là xử lý các tình huống, đi sâu vào nội dung của nó chứ không đi sâu về mặt kỹ thuật về thiết bị, công nghệ. Hoặc về kiểm tra, bản thân chủ thể kiểm tra phải có lực sau đó báo cáo với công an. Còn kiểm tra khi có tình huống, ví dụ phát hiện một doanh nghiệp hoặc cơ quan, tổ chức nào mà lợi dụng mạng để tuyên truyền chống phá chế độ, vi phạm các điều cấm quy định trong luật thì sẽ kiểm tra, ngăn chặn.

Phải có “nhạc trưởng” về an ninh mạng

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa trả lời báo chí về Luật An ninh mạng. Ảnh: Quốc Vương

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa băn khoăn, trong quá trình thẩm định, đánh giá cần có thời hạn. Tránh việc khi người ta gửi hồ sơ thẩm định lên nhưng anh lại “ngâm”, để kéo dài. Dự thảo luật chưa quy định rõ vấn đề này. Chính phủ đưa ra các danh mục về thông tin quan trọng của quốc gia tương đối trùng khớp với Luật An toàn thông tin. Cần có trách nhiệm, phân rõ và có chế tài rõ trong luật đối với người chịu trách nhiệm khi xảy ra sai sót, sự cố. Cơ quan tổ chức sử dụng mạng công nghệ quốc gia phải là người chịu trách nhiệm về thiết bị công nghệ, lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra, đánh giá. Việc này Luật vẫn chưa có quy định.

“Cần có một nhạc trưởng trong phối kết hợp, tránh trường hợp khi thành công thì nhiều bộ, ngành nhận của mình, còn khi có vấn đề gì thì không ai nhận. Đề nghị bổ sung quy định đầy đủ về nội dung, đối tượng, quy trình, thẩm quyền thực hiện các biện pháp này và bảo mật thông tin khách hàng; đề nghị quy định bảo đảm phù hợp với năng lực của Bộ Công an”- ông Đặng Ngọc Nghĩa chia sẻ. 

Về vấn tổ chức nước ngoài đặt máy chủ quản lý dữ liệu trên lãnh thổ Việt Nam, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa nói, chúng ta không đưa vào luật, nhưng cần phải khuyến khích để khi xảy ra sự cố chúng ta có thể kiểm tra được ai. Những cá nhân, tổ chức, cơ quan khi kết nối với cổng thông tin quốc tế phải chịu sự giám sát, kiểm tra theo yêu cầu. Tức là khi hoạt động bình thường sẽ không sao, nhưng khi vi phạm điều cấm thì cơ quan chức năng, cơ quan chuyên trách của Bộ Công an, hay cả Bộ Thông tin truyền thông cũng phải kiểm tra, xử lý. 

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa cũng cho rằng, cần phải rà soát lại các quy định của dự thảo luật để đồng bộ, tránh chồng chéo, trùng lắp với các quy định của Hiến pháp và các dự án luật khác; đồng thời, cần phân tích sâu sắc hơn thực trạng an ninh mạng hiện nay để thuyết phục hơn sự cần thiết phải xây dựng dự án uật này.

Thái Bình- Quốc Vương (ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI là chia sẻ của ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại chương trình gặp gỡ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Câu lạc bộ FDI tổ chức tối 12/12.

Thừa Thiên Huế luôn đồng hành cùng doanh nghiệp FDI

TIN MỚI

Return to top