ClockThứ Tư, 13/03/2019 14:01

Lùi thời gian trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai

Chính phủ trình lên Quốc hội đề nghị rút Dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai ra khỏi Chương trình năm 2019 và sẽ trình sau năm 2020.

Luật Đất đai năm 2013: Đã đến lúc cần thay ‘tấm áo hẹp’Đại biểu Quốc hội: Thiếu triết lý giáo dục như thiếu ngọn hải đăng dẫn đường

Theo Nghị quyết số 57/2018/QH14, Dự án sửa đổi Luật Đất đai này thuộc Chương trình năm 2019 (cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, thông qua tại Kỳ họp thứ 8). Tuy nhiên, trong tờ trình vừa gửi lên Quốc hội, Chính phủ đã đề nghị rút dự án luật này ra khỏi Chương trình năm 2019.

Chính phủ cho biết, hiện nội dung còn một số vấn đề phức tạp, cần có thêm thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị và đánh giá kỹ hơn, như các vấn đề: đất cơ sở tôn giáo; người nước ngoài mua nhà ở gắn liền với đất ở; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, căn hộ khách sạn, căn hộ văn phòng, nhà ở khách sạn…Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn diện các quy định của Luật Đất đai hiện hành và định hướng sửa đổi Luật, trình Chính phủ sau năm 2020.

Luật Đất đai năm 2013 dù mới có hiệu lực thi hành từ 1/7/2014 nhưng từ cuối năm 2017, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu sửa đổi. Đây là một trong số những dự án nhận được sự quan tâm của người dân và giới chuyên môn.

Những dãy nhà cấp 4 tạm bợ của người dân trong khu vực dự án "treo" khu đô thị mới Thịnh Liệt (Hà Nội).

Những bất cập trong các quy định về giải phóng mặt bằng trong Luật Đất đai cũng là nguyên nhân gây ra điểm nóng về khiếu kiện đông người, kéo dài như tại Thủ Thiêm, Ecopark… Hay là “kẽ hở” trong Luật Đất đai để những nhóm lợi ích gây ra hàng loạt sai phạm như trong các vụ án Vũ "nhôm", Út "trọc"…

Theo GS Đặng Hùng Võ, dù mới có hiệu lực thi hành hơn 5 năm nay nhưng Luật Đất đai năm 2013 đã bộc lộ những khoảng trống pháp lý khá lớn: Cơ chế thực hiện các dự án đổi đất lấy hạ tầng (BT) đang chưa chặt chẽ, khoảng cách giữa giá thị trường và khung giá đền bù giải phóng mặt bằng của Nhà nước, phân định giữa dự án do Nhà nước thu hồi giải phóng mặt bằng và dự án thoả thuận giải phóng mặt bằng, cơ chế xử lý dự án treo… Các vấn đề này cần được nhìn nhận, xem xét lại một cách thấu đáo.

“Trong Luật Đất đai 2013 không có quy định nào về định giá tài sản, cũng như định giá hạ tầng để đổi đất. Về dự án BT, chỉ quy định thẩm quyền ai là người giao đất cho các dự án BT (đó là UBND cấp tỉnh) nhưng không quy định về định giá. Đây là khoảng trống pháp luật rất lớn của Luật Đất đai 2013 đối với dự án BT” - GS Đặng Hùng Võ nêu ví dụ.

Ngoài ra, nhóm chính sách của Luật Đất đai cần sửa đổi là về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đảm bảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ quan trong để quản lý, khai thác, sử dụng một cách bền vững tài nguyên và tài sản đất đai. Chính sách về người sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giải quyết tranh chấp đất đai... cũng là những nội dung sửa đổi thu hút sự quan tâm của dư luận.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam

Sáng 13/11, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt tốc độ cao bắc - nam dài hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67,3 tỉ USD.

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam
Chính phủ sẽ trình Quốc hội các chính sách liên quan thuế tối thiểu toàn cầu

Ngày 26/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2023, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí: Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; các đồng chí thành viên Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Tại phiên họp, Chính phủ nghe cơ quan chủ trì báo cáo tóm tắt nội dung cơ bản của các đề nghị xây dựng pháp luật, dự án luật, dự thảo nghị quyết; ý kiến của cơ quan thẩm định, thẩm tra; quá trình tiếp thu ý kiến hoàn thiện các dự thảo; đồng thời thảo luận về trình tự, thủ tục, sự cần thiết ban hành luật, nguyên tắc, yêu cầu xây dựng các dự thảo luật, nghị quyết, đặc biệt thảo luận kỹ các nội dung của chính sách được đề xuất.

Chính phủ sẽ trình Quốc hội các chính sách liên quan thuế tối thiểu toàn cầu
Dự án Luật Dầu khí sửa đổi: Lợi ích quốc gia, dân tộc được đặt lên hàng đầu

Việc xây dựng dự án Luật Dầu khí (sửa đổi) phải đáp ứng yêu cầu đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết, gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế nhất là về năng lượng; bảo vệ, khai thác hiệu quả tài nguyên, chủ quyền quốc gia bao gồm cả chủ quyền pháp lý, xây dựng thể chế hội nhập, khẳng định vị thế của Việt Nam là quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế...

Dự án Luật Dầu khí sửa đổi Lợi ích quốc gia, dân tộc được đặt lên hàng đầu

TIN MỚI

các luật sư hà nội về thừa kế
Return to top