Thế giới

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu

ClockThứ Tư, 22/09/2021 15:33
TTH.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 22/9 tuyên bố nước này đã sẵn sàn phê chuẩn Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Tròn 5 năm Thỏa thuận khí hậu Paris: “Chúng ta vẫn còn cơ hội”Năng lượng gió và mặt trời cao kỷ lục trong năm 2020Pháp dọa sẽ không ký Tuyên bố chung G20 nếu không bàn về khí hậuĐịa Trung Hải trở thành "điểm nóng cháy rừng"Cháy rừng hoành hành khắp Nam Âu

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Thông báo được đưa ra bởi ông Erdogan tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc sau một năm Thổ Nhĩ Kỳ hứng chịu các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, bao gồm lũ quét và cháy rừng đã cướp đi sinh mạng của khoảng 100 người.

Vào tháng 4/2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã ký thỏa thuận mang tính bước ngoặt về hạn chế lượng khí thải nguy hiểm góp phần làm trầm trọng thêm sự nóng lên toàn cầu.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa chính thức phê chuẩn hiệp định Paris bằng một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp quốc rằng Thổ Nhĩ Kỳ hiện có kế hoạch hoàn tất quá trình phê chuẩn hiệp định trước khi Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu diễn ra vào tháng 11 tại Glasgow, Anh.

“Tôi muốn thông báo với toàn thế giới tại đây, từ Đại hội đồng Liên Hiệp quốc về quyết định mà chúng tôi đã đưa ra theo những tiến bộ đã đạt được theo nội dung của hiệp định. Chúng tôi dự kiến trình Quốc hội phê chuẩn hiệp định vào tháng tới”, Hãng tin CNA ngày 22/9 dẫn tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho hay.

Được biết, ông Erdogan đã chịu nhiều áp lực về việc xử lý các vụ cháy rừng, cũng như lũ quét chết người tại các khu vực nghỉ mát ở phía Nam Địa Trung Hải và phía Bắc Biển Đen xảy ra hồi tháng 8 vừa qua.

Hai thảm họa và một đợt hạn hán xảy ra ở phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ đã thúc đẩy sự quan tâm của các cử tri, đặc biệt là thế hệ trẻ về những vấn đề vê môi trường.

Tổng thống Erdogan sẽ cần sự ủng hộ của hàng triệu thanh thiếu niên, những người sẽ bỏ phiếu lần đầu tiên khi ông đang nỗ lực kéo dài thời gian đương nhiệm đến thập kỷ thứ ba trong một cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra chậm nhất là vào tháng 6/2023.

Kết thúc bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, vị tổng thống nhấn mạnh: “Trong khi Trái đất đón nhận hàng triệu loài sinh vật sinh sống trên “lãnh thổ của mình”, Trái đất chỉ mong chúng ta tôn trong sự hài hòa của tự nhiên để đáp lại sự hào phóng mà nó đã tạo ra”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam

Sáng 13/11, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, đã trình Quốc hội dự án tuyến đường sắt tốc độ cao bắc - nam dài hơn 1.540 km đi qua 20 tỉnh, thành với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67,3 tỉ USD.

Trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao bắc - nam
Return to top