ClockThứ Sáu, 02/02/2018 05:46

Mùa xuân quật khởi hào hùng

TTH - Cách đây 50 năm, đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968, quân và dân ta đã bất ngờ đồng loạt tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, đánh vào các cơ quan đầu não của địch ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế, trong đó có những trận đánh gây tiếng vang mạnh mẽ như trận đánh vào tòa Đại sứ Mỹ, dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh của ngụy quyền Sài Gòn và 26 ngày đêm làm chủ TP. Huế...

Người nổ phát súng đầu tiên trong Tết Mậu Thân 1968 ở Phong ĐiềnCần có cái nhìn khách quan về Mậu Thân 1968 ở HuếTết ở các làng quê Phong Điền

Quân đội ta tiến vào thành nội Huế Tết Mậu Thân 1968. (Ẩnh tư liệu)

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968 giữ vị trí to lớn trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân Việt Nam. Kết luận số 107/T.W ngày 5/11/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) nêu rõ: Chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta; Mỹ phải thay đổi chiến lược ở miền Nam, góp phần chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris về việc lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 diễn ra trong bối cảnh đế quốc Mỹ ngoan cố leo thang chiến tranh, thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đồng thời tiến hành “chiến tranh phá hoại” đối với miền Bắc- hậu phương lớn của cuộc kháng chiến. Đế quốc Mỹ đã huy động bộ máy chiến tranh khổng lồ với các lực lượng hải, lục, không quân được trang bị tối tân nhất để chống lại Nhân dân ta với ý đồ chiến lược hòng tiêu diệt lực lượng kháng chiến ở miền Nam, phá hoại và xâm lấn miền Bắc, đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở khu vực.

Trong chiến dịch Xuân Mậu thân 1968, Huế là một chiến trường trọng điểm. Từ giữa năm 1966, Khu ủy Trị Thiên Huế đã có chủ trương đánh vào Huế nhưng chưa có ý định đánh lớn, chỉ chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thường xuyên đưa chiến tranh du kích vào thành phố, làm cho hậu phương địch thường xuyên không ổn định và để củng cố mở rộng vùng giải phóng. Đến tháng 2/1967, Trung ương gợi ý, chuẩn bị đánh lớn vào Huế. Tỉnh ủy Thừa Thiên và Thành ủy Huế đã đẩy mạnh mọi mặt chuẩn bị. Tháng 7/1967, sau một số trận đánh rất sâu của bộ đội đặc công và của du kích bí mật ở nội thành Huế, Trung ương nhận định: Sự phát triển tình hình đã tạo ra khả năng đánh lớn vào Huế; đồng thời giao nhiệm vụ cho Khu ủy và Thành ủy Huế khẩn trương chuẩn bị mọi mặt.

 Dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương, căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Khu ủy Trị Thiên – Huế đã sớm họp hội nghị chuẩn bị phương hướng tiến công địch ở TP. Huế, chuẩn bị lực lượng, tổ chức chiến trường. Một yếu tố có tính chất sống còn để đảm bảo thắng lợi của chiến dịch Mậu Thân là xây dựng kế hoạch và các phương án hành động. Kế hoạch này phải tính toán đầy đủ các yếu tố, dự kiến nhiều khả năng và đặc biệt là phải tuyệt đối giữ bí mật. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, Thường vụ Thành ủy Huế dự kiến cả khả năng phải rút ra khỏi Huế, nên không để lộ hết cơ sở, nhằm tiếp tục nuôi dưỡng phong trào cho những năm sau đó. Có thể thấy rằng, trong tình hình khó khăn và có nhiệm vụ vượt quá sức mình, Đảng bộ Huế vẫn giữ được một tinh thần kỷ luật nghiêm chỉnh, chấp hành Nghị quyết của Khu ủy Trị Thiên - Huế với quyết tâm cao nhất.

Theo đó, ta hình thành lực lượng lớn ở hai cánh Nam - Bắc sông Hương từ vùng núi vượt qua làng mạc, sông suối, đồn bốt địch phục kích dọc đường, tiến công mục tiêu đúng giờ quy định, tạo yếu tố bất ngờ với địch. Đây là một thành công lớn của chiến dịch Huế Tết Mậu Thân 1968. Trên toàn Mặt trận Huế, trong một thời gian dài, ta đã huy động hàng ngàn con người với trung tâm chỉ huy cách Huế 5 km mà địch không hề hay biết, kế hoạch bảo mật hoàn hảo đến độ không một mảnh giấy hoặc không một con người bị lọt vào tay địch.

Khi toàn miền Nam đồng loạt tiến công, chiến trường Trị Thiên- Huế cũng đồng loạt tiến công. Quân ta đã chiếm được hầu hết các mục tiêu trong TP. Huế và trong những ngày đầu đã giải phóng 40 xã và 296 thôn, 53 vạn trong tổng số 80 vạn quần chúng được phát động...

Ở hai cánh Bắc - Nam Mặt trận Huế, ta đã tiến công, tiêu diệt nhiều sinh lực quan trọng của địch, đánh mạnh vào cơ quan đầu não Mỹ - ngụy, đập tan hệ thống chính quyền Sài Gòn từ thôn đến tỉnh, đánh nát các đường giao thông chiến lược của địch. Lực lượng cách mạng, nhất là lực lượng vũ trang phát triển nhanh và được tôi luyện trong cuộc chiến đấu trưởng thành dày dạn thêm nhiều. Thực hiện điện của Quân ủy Trung ương “Phải giữ thành Huế để phục vụ nhiệm vụ chính trị chung cho cả nước”, nên mặc dù bị thương vong nhiều, Mặt trận Huế kiên quyết bám trụ, tiến công địch, chiếm giữ thành phố 26 ngày đêm kiên cường, oanh liệt.

 Cùng với việc tổ chức lực lượng nhanh chóng đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trong thành phố, Khu ủy Trị Thiên - Huế còn biết kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, quần chúng nổi dậy làm cách mạng theo nhiều cách, như đứng lên phá tan ách kìm kẹp của bộ máy chính quyền địch, thiết lập chính quyền cách mạng, tham gia chiến đấu bảo vệ thành phố, chi viện, tiếp tế, cứu thương kịp thời cho hơn 5.000 cán bộ, bộ đội vào thành phố gần một tháng. Các cô gái Vân Thê tham gia du kích, thành lập “Tiểu đội 11 cô gái Sông Hương”, đã góp phần làm nên chiến công vang dội, được Bác Hồ gửi thơ khen ngợi. Sau Tết Mậu Thân 1968, con em thành phố thoát ly lên chiến khu khá đông; trong đó có nhiều nhân sĩ trí thức, chức sắc tôn giáo tiêu biểu, ngay cả một số gia đình trong hàng ngũ địch cũng có người giác ngộ đi theo cách mạng.

50 năm nhìn lại cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, chúng ta tự hào Huế là một chiến trường nổi bật và xuất sắc, vinh dự được đón nhận tám chữ vàng của Trung ương Cục miền Nam và Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam trao tặng: Tiến công – Nổi dậy – Anh dũng – Kiên cường.

PHAN CÔNG TUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giọt mùa xuân nảy mầm

“Bao giờ cho đến ngày xưa”, luôn là một khúc điệu, một câu tự vấn khi người ta quen với những ca từ thời nào đó xa lắm lấp lánh trên mi mắt, chỉ để ngắm nghía giọt mùa xuân đang lặng lẽ nảy mầm ở trên bầu trời, dưới mặt đất hay chính trong lòng người.

Giọt mùa xuân nảy mầm
Đón mùa xuân

Từ giữa tháng 11, bức tranh thiên nhiên ở Huế bắt đầu được tô điểm bởi những sắc màu mới khi các công viên và điểm xanh trên địa bàn tỉnh “thay áo mới”. Những thảm hoa tươi được trồng tạo nên khung cảnh rực rỡ, tràn đầy sức sống, báo hiệu mùa xuân đang đến gần.

Đón mùa xuân
Xứng đáng với truyền thống hào hùng

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân - dân và truyền thống tốt đẹp của BĐBP tỉnh trong sự nghiệp xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển.

Xứng đáng với truyền thống hào hùng
Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2: Tri Ân

Những ai trân quý quá khứ hào hùng của dân tộc, nhớ về những người hy sinh có thể ghé thuyền dâng một nén hương vì cần biết rằng, dưới làn nước xanh thẳm kia là xương cốt của nhiều liệt sĩ mà đến nay thân nhân họ không còn cơ hội kiếm tìm.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2 Tri Ân
Return to top