ClockThứ Tư, 20/04/2022 15:33

Muộn còn hơn không

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành quyết định về "Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các biệt thự công được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025". Theo đó, tất cả các nhà biệt thự thuộc danh mục quản lý (bao gồm cả biệt thự thuộc sở hữu của Nhà nước, của các tổ chức, của hộ gia đình, cá nhân) không được tự ý phá dỡ…

Quyết định này ra đời sau vụ việc dãy nhà 2 tầng được xây dựng từ thời Pháp thuộc, cạnh Quảng trường Ba Đình, đang bị phá dỡ để xây cao ốc, khiến nhiều người dân Thủ đô nuối tiếc. Bởi đây là nhà biệt thự có giá trị về lịch sử văn hóa, cách mạng - kháng chiến và kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu.

Không riêng gì ở Hà Nội, tình trạng phá bỏ những ngôi nhà truyền thống, biệt thự cổ có giá trị về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật… để thay mới những ngôi nhà hiện đại hoặc dùng đất để sử dụng vào việc khác đã diễn ra ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Nhiều nguyên nhân được lý giải cho thực trạng này là những ngôi nhà, biệt thự cổ xuống cấp, việc phục hồi nguyên trạng khó khăn, tốn kém và nhất là không thuận tiện trong kinh doanh…

Điều đáng mừng là thời gian gần đây, giá trị về lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc của các công trình cổ này đã được chính quyền và người dân ở nhiều địa phương quan tâm. Tại Huế, ngoài Quần thể di tích Cố đô còn có rất nhiều nhà rường truyền thống và nhiều công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử trong tiến trình phát triển; trong đó có các công trình kiến trúc thời Pháp, với hàng trăm công trình. Tuy thời gian cùng với quá trình đô thị hóa đã làm suy giảm số lượng công trình, nhưng không vì thế mà mất hẳn. Nhiều công trình đã được trùng tu, xây dựng lại nhưng vẫn giữ được kiến trúc không gian cũ như: Khách sạn Morin, Ga Huế, Đại học Huế, Trường Quốc Học, Trường Hai Bà Trưng... Và mới đây nhất, tòa biệt thự nằm ở số 26 đường Lê Lợi, TP. Huế đang được tính toán để di dời nguyên trạng, đã giành được sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước. Nếu thành công thì đây là một trong những giải pháp mới trong việc bảo tồn các ngôi nhà cổ.

Không chỉ những biệt thự, những công trình mang dấu ấn kiến trúc châu Âu… đang được quan tâm giữ gìn, mà nhiều công trình nhà rường truyền thống cũng được chính quyền và người dân phục hồi, tôn tạo. Đã có nhiều dự án bảo tồn và phát huy giá trị nhà truyền thống được triển khai, có thể kể đến như nhà vườn Phú Mộng Kim Long, làng cổ Phước Tích và nhiều đình, chùa, nhà thờ, miếu mạo… khắp trên địa bàn tỉnh được trùng tu, xây dựng theo phiên bản kiến trúc truyền thống, bước đầu đã mang lại kết quả. Bên cạnh đó, nhiều quán ăn, nhà hàng cũng được người dân xây dựng theo phong cách nhà truyền thống đã tạo được sự thích thú cho du khách…

Nói vậy nhưng không thể khẳng định những ngôi nhà truyền thống, những biệt thự mang đậm dấu ấn lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật từ nay được bảo tồn, không bị xâm hại, triệt hạ; mà nguy cơ vẫn còn hiện hữu, nhất là trong điều kiện đô thị hóa, giá đất tăng cao như hiện nay. Có ý kiến cho rằng, cần có sự rà soát, thống kê những công trình có giá trị để đưa vào quản lý. Đối với các công trình sở hữu của tư nhân thì ngoài tuyên truyền, vận động thì cần có cơ chế, chính sách hợp lý (kể cả hỗ trợ về thiết kế kỹ thuật khi công trình bị xuống cấp phải trùng tu) để người dân có ý thức bảo tồn và phát huy giá trị những ngôi nhà truyền thống, kiến trúc cổ… góp phần làm phong phú thêm giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật của vùng đất di sản.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa giá trị sống bằng tình yêu ẩm thực

Đứng lớp dạy nấu ăn cho những người yếu thế trong xã hội, hay khi hướng dẫn cho các chuyên gia tìm hiểu về ẩm thực Huế, chị Lê Thị Thanh Hương (TP. Huế) luôn làm việc bằng một tình yêu say mê với ẩm thực. Không chỉ tận tâm giúp những người có hoàn cảnh thay đổi chất lượng cuộc sống, chị Hương còn tích cực lan tỏa văn hóa ẩm thực của quê hương đến với bạn bè quốc tế.

Lan tỏa giá trị sống bằng tình yêu ẩm thực
Kể chuyện lịch sử bằng ký họa

Những tác phẩm ký họa của họa sĩ Nguyễn Văn Nguyên đã tái hiện được những năm tháng lịch sử hào hùng trong kháng chiến chống Mỹ của dân và quân Bình Trị Thiên với những góc nhìn chân thật về cuộc sống của đồng bào, chiến sĩ. Nhiều tác phẩm trong số đó sáng tác trong thời kỳ tham gia kháng chiến và lần đầu tiên được công bố đến công chúng với tên gọi “Miền ký ức”.

Kể chuyện lịch sử bằng ký họa
Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử

Ngoài hệ thống di sản Huế, đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đã tìm đến tham quan, dâng hương tưởng niệm các điểm di tích lịch sử khác trên địa bàn tỉnh, đông nhất tập trung ở Khu di tích lịch sử Chín Hầm (phường An Tây) và Khu di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu (phường Trường An, TP. Huế).

Đông đảo du khách tham quan các di tích lịch sử
Thông tin doanh nghiệp:
Xu hướng thiết kế biệt thự hiện đại cho không gian sống đẳng cấp

Biệt thự hiện đại đang dẫn đầu xu hướng xây dựng được nhiều gia chủ lựa chọn. Tuy nhiên, để có được thiết kế biệt thự hiện đại, mang dấu ấn riêng của gia chủ là điều không hề dễ đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn những xu hướng thiết kế biệt thự hiện đại thu hút mọi ánh nhìn.

Xu hướng thiết kế biệt thự hiện đại cho không gian sống đẳng cấp
Return to top