ClockThứ Hai, 05/06/2023 08:23

Ngày 5/6, Quốc hội thảo luận về 3 dự án luật

Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 5/6 Quốc hội thảo luận tại hội trường và ở tổ về 3 dự án luật, bao gồm: Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Quốc hội họp tuần 3: Tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấnNgày 1/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế xã hội và nhiều nội dung quan trọng khácNgày 31/5, Quốc hội dành cả ngày thảo luận về kinh tế - xã hội

leftcenterrightdel
 Chiều 2/6, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Trong phiên họp buổi sáng, Quốc hội sẽ nghe Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Tiếp đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Sau đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Cuối phiên họp buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi).

Trong phiên họp buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Trước đó, trong phiên họp buổi chiều ngày 2/6, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).

Tiếp đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Tại phiên thảo luận đã có 12 đại biểu phát biểu, trong đó ý kiến đại biểu cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ, nội dung dự thảo Luật và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, nhất là sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật nhằm kịp thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành Luật, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi, thu hút hơn nữa người nước ngoài nhập cảnh du lịch và làm việc tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về việc bổ sung quy định các loại giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; căn cứ nâng thời hạn thị thực điện tử; căn cứ bổ sung quy định mở rộng diện điều kiện cấp thị thực điện tử cho công dân các nước và vùng lãnh thổ; căn cứ nâng thời hạn tạm trú cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày.

Một số ý kiến đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra cần đánh giá, lập luận chặt chẽ hơn việc chuyển chức năng chủ trì và đề xuất đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến việc nhận trở lại công dân Việt Nam không được nước ngoài cho cư trú từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Công an; bổ sung Đồn Biên phòng khu vực biên giới cửa khẩu là cơ quan tiếp nhận thông tin khai báo tạm trú đối với người nước ngoài khi tạm trú tại khu vực biên giới, cửa khẩu; không áp dụng nguyên tắc mời, đón, bảo lãnh đối với khách nhập cảnh với mục đích du lịch; đồng thời, đề nghị Ban soạn thảo rà soát các quy định của dự thảo Luật này với dự thảo Luật Căn cước để đảm bảo thống nhất, không mâu thuẫn, chồng chéo…

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

TIN MỚI

Return to top