ClockThứ Sáu, 19/06/2020 14:25

Ngày làm việc cuối cùng (19/6), Quốc hội biểu quyết nhiều nội dung quan trọng

Ngày 19/6, ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội biểu quyết nhiều nội dung quan trọng của kỳ họp.

Việt Nam kêu gọi thế giới chia sẻ gánh nặng về vấn đề người tị nạnƯu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trườngNhà vua Tây Ban Nha ấn tượng về công tác chống dịch của Việt NamVương quốc Anh, New Zealand khởi động đàm phán thương mại tự doChính thức bỏ hộ kinh doanh khỏi Luật Doanh nghiệp

Quang cảnh phiên họp sáng 18/6

Trong phiên họp sáng, Quốc hội biểu quyết Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội; Nghị quyết về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; Nghị quyết về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020; Nghị quyết về việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia.

Sau đó, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Biên phòng Việt Nam. Việc ban hành Luật Biên phòng Việt Nam được nhận định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cần thiết; đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới trong tình hình mới.

Dự thảo Luật gồm 7 chương, 34 điều. Ngoài những quy định chung gồm 4 điều được đề cập ở Chương I, tại các chương còn lại, dự thảo Luật đã nêu cụ thể các nội dung về nhiệm vụ biên phòng; lực lượng, biện pháp thực thi nhiệm vụ biên phòng; hợp tác quốc tế về biên phòng; lực lượng Bộ đội Biên phòng; việc bảo đảm và chế độ, chính sách về biên phòng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Cùng với những quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức quản lý, bảo vệ biên giới, phối hợp hoạt động, hệ thống tổ chức, trang bị, ngày truyền thống, tên giao dịch quốc tế, con dấu, trang phục, trang bị, màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của Bộ đội Biên phòng, dự thảo Luật đã làm rõ một số vấn đề quan trọng về bảo đảm nguồn lực, tài sản cho nhiệm vụ biên phòng; chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng...

Đầu phiên họp chiều, Quốc hội biểu quyết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác.

Sau đó, Quốc hội họp phiên bế mạc. Nội dung này được Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân theo dõi.

Theo chương trình, tại phiên họp bế mạc, Quốc hội biểu quyết Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”; Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV.

Sau đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc kỳ họp. Quốc hội làm lễ chào cờ.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV:
Cần bổ sung quy định về hành lang an toàn mỏ

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều 5/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Cần bổ sung quy định về hành lang an toàn mỏ
Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025

Ngày 4/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia...

Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top