ClockThứ Hai, 25/09/2017 05:21

Ngư dân “trúng đậm” sau bão số 10

TTH - Sau những ngày biển động do ảnh hưởng bão số 10, ngư dân có chuyến biển đầu tiên chở về đầy ắp cá, thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Các địa phương tạm ứng ngân sách khắc phục hậu quả bão số 10Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 10Khắc phục thiệt hại sau bão số 10Bão số 10 diễn biến phức tạp, hàng chục chuyến bay bị huỷPhòng chống bão số 10: Cấm biển, di dời dân vùng ven biển, đầm phá...

Thương lái thu mua cá tại cảng Thuận An

Sáng 21/9, những đoàn tàu đánh bắt xa bờ (ĐBXB) ở các địa phương nối đuôi nhau trở về cập cảng Thuận An. Trên từng gương mặt của những ngư dân lộ rõ niềm vui khi tàu chở đầy khoang cá. Các lái buôn cũng đợi sẵn trên bờ để kịp thu mua, cung cấp cho những phiên chợ.

Ngư dân Hồ Đăng Ngọc ở xã Vinh Thanh (Phú Vang) hồ hởi: “Những ngày biển động tàu phải nằm bờ, tui cũng như chủ tàu và các bạn thuyền đều sốt ruột. Đời sống gia đình gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nghề biển của tui nên rất lo lắng... Khi những mẻ lưới trúng đậm ai cũng khấp khởi vui mừng. Chuyến biển sau bão chỉ kéo dài ba ngày, nhưng mỗi bạn thuyền cũng kiếm được 5-7 triệu đồng”.

Chủ tàu ĐBXB Nguyễn Hải ở xã Vinh Thanh không giấu được niềm vui khi tàu của mình trúng đậm sau bão. “Chuyến biển này kéo dài ba ngày, sản lượng đánh bắt ước chừng 5 tấn cá các loại. Có một số loại hải sản có giá trị kinh tế như chủa, thu, cam, ngừ, mực, kè, còn lại cá nục... Chỉ tính giá bình quân mỗi kg hải sản 50 ngàn đồng thì 5 tấn cá cũng thu về trên 200 triệu đồng”, ông Hải xởi lởi.

Tàu của ông Hải có 7 ngư dân, mỗi ngư dân sau ba ngày đánh bắt được ông trả bình quân mỗi người 6 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí nhiên liệu, lương thực và một số chi phí khác, chủ tàu Nguyễn Hải "bỏ túi" gần cả trăm triệu đồng. Tuy nhiên theo ông Hải, ông phải trích vài chục triệu đồng để sửa, bảo dưỡng ngư lưới cụ, máy móc sau chuyến biển này.

Tàu ông Nguyễn Đen trúng đậm hải sản các loại, được thương lái mua ngay tại bến

Chủ tàu khác ở Vinh Thanh là ông Nguyễn Đen cũng gặp may mắn trong chuyến biển sau bão số 10. Chuyến biển này chỉ cách bờ từ 30-40 hải lý, kéo dài 3 ngày, tàu ông Đen đánh bắt gần 3 tấn hải sản các loại, ước thu trên 100 triệu đồng. Sau khi trả công cho các bạn thuyền, chi phí nhiên liệu, ông Đen lãi chừng 50 triệu đồng.

Ông Đen cũng như nhiều ngư dân cho biết, cứ sau những ngày bão, biển động thì hải sản thường xuất hiện nhiều, đánh bắt hiệu quả. Bởi, những ngày biển động mạnh, hải sản thường bơi vào gần bờ để trú ngụ. Sau những ngày biển động, nước biển vẫn còn đục khiến cá rất dễ mắc lưới là cơ hội tốt cho ngư dân đánh bắt hiệu quả.

Không riêng tàu ở Vinh Thanh mà chủ tàu ở các xã Phú Hải, Phú Thuận, thị trấn Thuận An (Phú Vang) cũng có chuyến biển trúng đậm sau bão. Hầu như tàu nào cũng đánh bắt từ 3-5 tấn cá chỉ trong 3 ngày, thu nhập từ 100-200 triệu đồng.

Chủ tịch UBND xã Phú Thuận- Đặng Tiến Tùy chia sẻ, ngay sau bão số 10, biển trở lại bình thường, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cho phép ngư dân ra khơi đánh bắt. Trước khi các thuyền vươn khơi, địa phương cử cán bộ đến tận các tàu để kiểm tra các thiết bị, máy móc đảm bảo an toàn mới cho hoạt động.

Vận chuyển cá lên bờ tại cảng Thuận An

Chuyến biển sau bão này, hầu như tàu nào cũng đánh bắt hiệu quả, thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên.

Không chỉ tàu ĐBXB công suất lớn, các thuyền bãi ngang ven biển cũng có những chuyến biển sau bão mang lại thu nhập khá.

Ông Nguyễn Đính ở thôn Tân Thành, xã Quảng Công (Quảng Điền) cho biết, từ những ngày sau bão số 10 đến nay, thuyền ông đã có 3 chuyến đánh bắt, chuyến nào cũng một đến hai tạ cá nục, bạc má... thu nhập 2 triệu đồng/chuyến.

Theo ông Nguyễn Duận, Chủ tịch UBND xã Quảng Công, trên địa bàn xã có hơn 100 chiếc thuyền lắp máy và không lắp máy. Sau bão số 10 vừa qua, các thuyền đồng loạt ra quân đánh bắt, phần lớn các thuyền đều có thu nhập từ 1 triệu đến vài triệu đồng/chuyến.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT-Nguyễn Đình Đức thông tin, đến nay toàn tỉnh có 380 chiếc tàu xa bờ, khoảng 1.950 thuyền gần bờ. Phần lớn các tàu ĐBXB đã có chuyến biển đầu tiên sau bão số 10. Chưa có con số thống kê cụ thể, song hầu như tàu nào cũng thắng lợi, sản lượng đạt từ 3-7 tấn hải sản/chiếc.

Các thuyền, gọ đánh bắt gần bờ cũng có nguồn thu nhập đáng kể.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗi niềm con nước vùng lộng

Vùng biển bãi ngang - nơi có hàng ngàn ngư dân, gắn bó hàng trăm năm với nghề biển đang vật lộn với con sóng.

Nỗi niềm con nước vùng lộng
Thả lưới rùng quây cá ngát

Gần ba giờ đồng hồ sau khi thả, tấm lưới được những ngư dân lành nghề kéo lên thuyền. Theo nhịp sóng, thuyền tấp vào bờ, trong chiếc giỏ đựng lộc biển, những con cá ngát thu hút sự quan tâm của người mua.

Thả lưới rùng quây cá ngát
Ngày mới trên đầm Quảng Lợi

Đầm Quảng Lợi cách trung tâm TP. Huế không quá xa, chỉ độ 30km, thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền – vùng chiêm trũng giàu bản sắc văn hóa. Đầm rộng khoảng 800ha, nằm trong hệ đầm phá Tam Giang. Thuận theo những con nước, đời sống của người dân nơi đây gắn liền với mặt nước và làm nghề đánh bắt tôm, cá…, giản dị và thuần hậu.

Ngày mới trên đầm Quảng Lợi
Cứu nạn thành công 11 ngư dân

Ngày 9/8, lực lượng Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An và Hải đội 2 Biên phòng đã cứu nạn đưa toàn bộ 11 ngư dân trên tàu cá bị nạn trên biển lên tàu hàng an toàn.

Cứu nạn thành công 11 ngư dân

TIN MỚI

Return to top