ClockThứ Tư, 27/12/2023 11:39
Từ chiếc xe đạp thô sơ đến lực lượng xe đạp thồ vận tải Thanh Hóa:

Nhãn quan chiến lược của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

TTH - Trong không gian trưng bày của Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh Thừa Thiên Huế hiện đang giới thiệu những hiện vật là kỷ vật gắn bó một thời của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Tiêu biểu là chiếc xe đạp Mercier được đồng chí sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, dọc ngang cùng Đại tướng qua các cung đường của chiến khu Việt Bắc, xuôi qua vùng kháng chiến cho tới tận các tỉnh Thanh Hóa - Hà Nam trong những năm 1950 - 1954.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với báo chí cách mạng ở Thừa Thiên HuếTọa đàm về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh dự kiến diễn ra cuối tháng 12Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế tưởng nhớ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Xe đạp của đồng chí Nguyễn Chí Thanh sử dụng trong giai đoạn (1950 - 1954) được trưng bày tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, TP. Huế. Ảnh: P. Thành 

Năm 1950, anh Thao (tên thường dùng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh) từ chiến trường Trị Thiên được Đảng điều động vào quân đội, giao trọng trách làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Bí thư Tổng Quân ủy. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở Việt Bắc gồm nhiều tỉnh, các đơn vị đóng xa nhau, việc đi lại rất khó khăn nên đồng chí được cấp trên trang bị cho chiếc xe đạp Mercier của Pháp sản xuất, bền, nhẹ để đi lại thuận tiện cho quá trình công tác. Chiếc xe gắn bó cùng Đại tướng suốt hành trình tổ chức, chỉ đạo, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trên cương vị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Sau khi hòa bình lập lại, năm 1955 về Hà Nội, Đại tướng tặng lại chiếc xe cho thư ký riêng là đồng chí Đoàn Chương (sau này là Trung tướng, Viện trưởng Viện Chiến lược Quân sự) sử dụng. Tới năm 1958, thấy hoàn cảnh của đồng đội gặp nhiều khó khăn, đồng chí Đoàn Chương tặng lại cho đồng chí Văn Cương - giáo viên (sau này là Trung tướng, Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Chính trị) sử dụng đến năm 1968. Năm 2010, vợ đồng chí Văn Cương đã tặng kỷ vật chiếc xe đạp cho gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, với những năm tháng khó khăn, gian khổ nhưng vẻ vang của chặng đường giành độc lập, tự do cho dân tộc thời đại Hồ Chí Minh, chiếc xe đạp từng cùng đội nắng, phơi mưa, từng chở ước mơ về một ngày mai đất nước thống nhất, hòa bình, là vật chứng của những sự kiện lịch sử, tình đồng chí chia ngọt sẻ bùi, gắn liền với một phần cuộc đời của ba vị tướng lại trở về bên Đại tướng. Đặc biệt, từ chiếc xe đạp với nhãn quan chiến lược của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã có một lực lượng ra đời, lực lượng xe đạp thồ vận tải của dân công Thanh Hóa. Một lực lượng vận tải thô sơ, riêng có của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá rất cao tầm quan trọng của công tác hậu cần cho chiến dịch và đã thành lập Hội đồng Cung cấp hậu phương, do đồng chí Phạm Văn Đồng (lúc đó là Phó Thủ tướng) làm Chủ tịch. Theo đó, đồng chí Nguyễn Chí Thanh (lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị) và đồng chí Trần Đăng Ninh (lúc đó là Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp) vào thường trú ở Thanh Hóa, để huy động nhân tài, vật lực cho Điện Biên từ vùng đất Thanh Nghệ Tĩnh, vì theo Thường vụ Quân ủy nhận định, trong các tỉnh thành, tỉnh thành nào cũng có những đóng góp to lớn cho cuộc kháng chiến, riêng tỉnh Thanh Hóa chưa có đóng góp gì nổi bật, nên giao cho tỉnh này có những đóng góp cho cuộc kháng chiến, để các tỉnh đều có dấu ấn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đây là chỉ thị của Bác Hồ, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thay mặt Tổng Quân ủy giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Chí Thanh và đồng chí Trần Đăng Ninh tìm câu trả lời.

Với quyết tâm đợt này cho tỉnh Thanh Hóa giật cờ, đồng chí Nguyễn Chí Thanh và đồng chí Trần Đăng Ninh trực tiếp vào Thanh Hóa tìm hiểu, nắm bắt tình hình. Sau khi tìm hiểu rõ những thế mạnh, tiềm lực của tỉnh Thanh Hóa, đồng chí đã báo cáo với Thường vụ Quân ủy và Bác Hồ: “Thanh Hóa là vùng đất địa linh nhân kiệt, là hậu phương lớn cho kháng chiến, còn có thể đóng góp nhiều hơn nữa cho các chiến trường. Sông Mã rất thuận lợi cho việc vận chuyển lương thực, thực phẩm từ miền xuôi lên Tây Bắc, do đó Thanh Hóa phải là địa phương trọng điểm gánh vác nhiệm vụ này”. Với quyết tâm đó, đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã làm việc với Ban Chấp hành Tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa quyết tâm mở con đường bộ đi từ Thanh Hóa lên Điện Biên để vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược và nhân lực cho chiến dịch - con đường 41 lịch sử cùng Quốc lộ 15A xuyên rừng vắt qua núi đèo uốn lượn theo triền sông Mã đã ra đời, con đường đã cùng dân công Thanh Hóa đóng góp to lớn về sức người, sức của cho chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Đặc biệt, con đường vận chuyển đầy hiệu quả với sự có mặt của những đoàn xe đạp thồ.

Trong tất cả các phương tiện vận chuyển, xe đạp thồ đã chứng minh được tính ưu việt của mình, là phương tiện vận chuyển vô cùng hiệu quả chỉ sau xe cơ giới, nó có thể khắc phục được nhiều nhược điểm của các phương tiện khác như nhỏ gọn, cơ động hơn ô tô nên có thể di chuyển trên mọi địa hình đồi núi dù là khó khăn nhất, lại không phải tiếp nhiên liệu, dễ ngụy trang, có thể đi trong mọi địa hình, thời tiết. Sử dụng xe đạp thồ vận chuyển cũng năng suất hơn nhiều so với gánh bộ. Mỗi chiếc xe thồ có sức chở trung bình từ 50kg đến 100kg, tương đương với sức mang của 5 người. Đặc biệt, khi được gia cố thêm (như buộc đoạn tre nhỏ hoặc gỗ dài khoảng 1m, gọi là “tay ngai” vào ghi-đông để điều khiển; một thanh gỗ hoặc thanh tre cứng cao hơn yên xe khoảng 50cm buộc vào trục yên, vừa giúp giữ thăng bằng, vừa đẩy xe đi; gá thêm sắt, buộc thêm gỗ để tăng độ cứng của khung xe; lấy vải, quần áo cũ, săm cũ lót vào bên trong tăng độ bền của săm, lốp xe; bổ sung thêm 2 chiếc ghế, một chiếc để dựa xe trong lúc nghỉ chân, một chiếc để chèn xe khi xuống dốc) xe đạp thồ có thể mang từ 200kg đến 300kg.

Nghĩ về vai trò của xe đạp thồ, vai trò của dân công Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ta lại nhớ đến đồng chí Nguyễn Chí Thanh, một nhà chính trị lỗi lạc, nhà quân sự xuất sắc, một người con kiệt xuất của quê hương Thừa Thiên Huế và cách mạng Việt Nam.

LÊ THỊ MAI AN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dâng hoa tưởng nhớ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Lê Đức Anh

Nhân kỷ niệm 80 năm Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân (22/12/2024), ngày 11/12, Đoàn Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (phường Thuận Hòa, TP. Huế) và tưởng niệm Đại tướng Lê Đức Anh tại Nhà Văn hoá - thư viện Đại tướng Lê Đức Anh (xã Lộc An, huyện Phú Lộc).

Dâng hoa tưởng nhớ Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Lê Đức Anh
49 học viên đến từ Lào được cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị

Ngày 15/11, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tổ chức lễ bế giảng và cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị cho 49 học viên Lào đến từ các tỉnh: Salavan, Sê Kông, Champasak, Savannakhet. Tham dự có ông Souphanh Hadaoheuang, Tổng Lãnh sự Lào tại Đà Nẵng; Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

49 học viên đến từ Lào được cấp chứng chỉ Trung cấp lý luận chính trị
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

TIN MỚI

Return to top