ClockThứ Tư, 06/05/2015 08:09

Giao thông tĩnh sẽ hết "tĩnh"?

TTH - Theo đề án Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh vừa được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ ba, nhiệm kỳ 2011-2016 thì đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh sẽ xây mới, cải tạo nâng cấp 15 bến xe (trong đó có 11 bến xe khách, 4 bến xe hàng) và 42 bãi đỗ xe tại khu vực đô thị trung tâm, các khu đô thị, dân cư mới), điểm, khu du lịch, thị trấn, thị tứ. Đến 2030 sẽ hoàn thiện xây dựng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa 23 bến xe và bãi đỗ xe.

Đây là một đề án được nhiều người kỳ vọng. Nhất là trong vài ba năm trở lại đây, mật độ và lưu lượng xe tham gia lưu thông, đậu đỗ tại các khu vực trung tâm, nhất là ở TP Huế đã bắt đầu phát tín hiệu báo động. Không chỉ ở kỳ nghỉ lễ dài như vừa qua, khi phải đón một lượng khách đông đảo với rất nhiều phương tiện – nhiều nhất là xe ô tô các loại từ nhiều đến Huế tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng mà ngay cả những ngày bình thường, vẫn có cảm giác những con đường của Huế cũng đã trở nên nhỏ nhắn hơn trước mật độ xe ngày một đầy lên và đậu đỗ bên nhiều tuyến đường. Bên cạnh câu chuyện về sự phát triển của đời sống, điều được nhiều người lưu tâm là việc đón đầu, quy hoạch các điểm giao thông tĩnh đã được đặt ra, được chuẩn bị và thực hiện như thế nào.

Trước đề án điều chỉnh mà chúng tôi đã đề cập ở trên, từ tháng 10 năm 2007, ngoài định hướng quy hoạch bến xe khách tại các đô thị vệ tinh như Phú Bài, Thuận An, Tứ Hạ, tại QĐ số 2306 ngày 10 tháng 10 năm 2007, UBND tỉnh cũng đã dành một quỹ đất có tổng diện tích 74,10 ha cho các điểm đỗ xe từ loại I đến loại IV. Tuy nhiên, vì những nguyên nhân khách quan và chủ quan, quy hoạch vẫn chưa thực hiện được, ngay trong phân kỳ từ năm 2007 – 2010 đối với việc xây mới 02 bến xe khách đầu mối ở phía bắc (thị xã Hương Trà) và phía nam (thị xã Hương Thủy), đồng thời cải tạo hai bến xe phía nam và phía bắc TP Huế hiện có chuyển dần thành điểm giao thông tỉnh nội đô phục vụ du lịch, dịch vụ. Ngoại trừ một vài điểm đậu xe dễ nhận thấy ở đương Đống Đa, đường Đội Cung và bến xe Nguyễn Hoàng, giao thông tĩnh vẫn còn tĩnh và chưa có thêm những điểm mới.
Theo tinh thần đã được HĐND tỉnh thông qua, câu hỏi giao thông tĩnh sẽ hết tĩnh trong thời gian tới, góp phần cải thiện được tình trạng đậu đỗ tràn lan như hiện tại có lẽ đã có nền móng và tiền đề. Điều còn lại phụ thuộc vào năng lực của nguồn vốn đầu tư, của sự quyết tâm để tạo một sự thay đổi, không chỉ cho giao thông tĩnh mà còn cho cả sự phát triển của giao thông vận tải trên địa bàn trong định hướng phát triển đầy đặn và dài hơi hơn trên nhiều phương diện.
Bình Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 8.000 vị trí cần tuyển dụng tại Ngày hội việc làm bền vững

Ngày 31/5/2024, tại Công viên Trung tâm TX. Hương Trà, đường Cách mạng Tháng Tám, phường Tứ Hạ, TX. Hương Trà sẽ diễn ra Ngày hội việc làm bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất, năm 2024. Đây sẽ là cơ hội tốt cho những người lao động chưa có việc làm, đang tìm kiếm môi trường làm việc mới tham gia đăng ký tuyển dụng.

Hơn 8 000 vị trí cần tuyển dụng tại Ngày hội việc làm bền vững
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm

Thảo luận tại tổ về Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc quản lý các loại vũ khí.

Tạo cơ sở pháp lý để phòng, chống tội phạm
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV:
Ngày 25/5, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 43

Theo chương trình, sáng 25/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Ngày 25 5, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 43
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV:
Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng

Đó là đề nghị của Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Sửu. “Lưu trữ dự phòng được thực hiện đối với tài liệu có giá trị đặc biệt, tài liệu lưu trữ vĩnh viễn có nguy cơ bị hư hỏng nặng. Như vậy, công tác lưu trữ dự phòng không kém phần quan trọng so với công tác lưu trữ lịch sử. Tuy nhiên, ở khoản 4, Điều 22 lại không xác định cụ thể cơ quan quản lý lưu trữ dự phòng; hiện đang quy định chung là cơ quan quản lý lưu trữ tài liệu, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung”, bà Sửu nêu ý kiến.

Cần xác định cơ quan quản lý của lưu trữ dự phòng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top