ClockThứ Bảy, 29/12/2018 10:17

Quảng Phước chủ động ứng phó lũ

TTH.VN - Hơn 10 tấn gạo, hàng ngàn thùng mì ăn liền và hơn 50 chiếc đò, xuồng máy và “đội phản ứng nhanh”… đã được xã Quảng Phước (Quảng Điền) chuẩn bị ứng phó bão, lũ.

6 giờ ngày mai (25/12), thủy điện A Lưới xả lũNhiều thiệt hại ở vùng Ngũ Điền do mưa lũLũ ở hạ du có khả năng lên nhanh từ chiều 12/12Còn hơn 8.000 học sinh vùng thấp trũng chưa thể đến trườngGia cố bờ bao hàng chục ha tôm trong mưa lũ

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh kết hợp với đới gió đông hoạt động mạnh dần nên từ nay đến ngày 30/12 ở tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Tổng lượng mưa tính từ ngày phổ biến từ 100 - 200mm, có nơi trên 250mm, nguy cơ xảy ra lũ ở vùng thấp trũng, trong đó có xã Quảng Phước là một trong những địa bàn “xung yếu”. 

Chủ tịch UBND xã Quảng Phước, bà Nguyễn Thị Hiền thông tin: Khi xảy ra lũ lụt, hầu hết các thôn trên địa bàn xã đều bị ngập, song nặng nhất vẫn là hai thôn Mai Dương và Thủ Lễ, riêng Mai Dương như một “ốc đảo” gần như bị cô lập. Các lực lượng đến kiểm tra, nắm bắt tình hình và cứu trợ tại các thôn đều phải sử dụng đò máy công suất lớn 25 CV trở lên.

Ngập lụt ở Quảng Phước trong các đợt lũ mới đây

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã Quảng Phước đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án sơ tán khoảng 300 hộ của hai thôn Mai Dương và Thủ Lễ khi cần thiết. Trong điều kiện bão, lũ nhẹ thì các hộ ở nhà tạm sẽ được bố trí tại các nhà kiên cố, hai tầng của người dân trong thôn, nhà cộng đồng thôn. Nếu xảy ra bão, lũ dâng cao (ngập 1,5-2 mét) thì toàn bộ các hộ dân của các thôn này đều buộc phải sơ tán đến các công trình cao tầng như trụ sở UBND xã, các trường học.

Chính quyền địa phương đã thành lập “đội phản ứng nhanh” gồm hơn 10 người của các thôn. Lực lượng này có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình tại các thôn trước, trong và sau bão, lũ. Khi có tình huống xảy ra các thành viên thông báo với các cấp, phối hợp với các lực lượng công an, xã đội… triển khai công tác ứng phó, cứu hộ, cứu nạn. Vào đầu mùa bão, lũ hằng năm, “đội phản ứng nhanh” được tập huấn, rèn luyện nghiệp vụ, thành thạo địa bàn, các khu vực “trọng yếu” bị ngập, sẵn sàng, chủ động triển khai ứng phó các tình huống.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch UBND xã Quảng Phước thông tin, qua kiểm tra tại các thôn, hầu hết các hộ dân đều dự trữ đầy đủ lương thực, thực phẩm và các loại nhu yếu phẩm đảm bảo phục vụ đời sống, sinh hoạt trong mùa bão, lũ. Nhiều hộ còn mua sắm xuồng, đò phục vụ đi lại. UBND xã cũng đã chuẩn bị 10 tấn gạo và 3.000 thùng mì ăn liền, 300 lít dầu hỏa và hàng trăm thùng nước suối, muối, đèn pin… phục vụ cứu trợ cho dân khi bị ngập lũ kéo dài, gặp khó khăn về lương thực và các loại nhu yếu phẩm.

Cùng với Quảng Phước, các địa phương thấp trũng trên địa bàn huyện Quảng Điền đang tập trung rà soát, kiểm tra và triển khai phương án ứng phó nguy cơ  ngập lũ, sơ tán dân vùng thấp trũng đến nơi an toàn.

Tin, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Trước tình hình mưa lớn, nguy cơ sạt lở và ngập lụt sâu, trong sáng 5/11, các địa phương của huyện Phú Lộc đã triển khai sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ cao về sạt lở, rào chắn cảnh báo các vị trí ngập lụt sâu.

Khẩn trương sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở
Cảnh giác, chủ động, không chủ quan

Bão số 6 (TRAMI) tạm biệt Philippines để vào Biển Đông và phăm phăm hướng về miền Trung nước ta. Là dân của xứ “trời hành cơn lụt mỗi năm”, lại vừa chứng kiến cơn bão Yagi tàn phá kinh hoàng các tỉnh phía bắc, nên từ trước đó nhiều ngày, đi đâu cũng nghe bà con bàn tán về bão. Và hầu như ai cũng có smartphone nên vừa bàn tán, vừa mở mạng xem dự báo, đường đi của bão nó sẽ như thế nào.

Cảnh giác, chủ động, không chủ quan
Chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Sáng 1/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh có công văn yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã, TP. Huế; chủ công trình hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lớn, ngập lụt
Return to top