ClockThứ Ba, 25/08/2020 10:54

Quay trở lại vào tháng 10?

TTH - Chưa ai có câu trả lời chắc chắn về điều này, khi mà COVID-19 vẫn chưa có dự báo về sự kết thúc. Tuy nhiên, việc cơ bản kiểm soát được các ổ dịch tại Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương, cũng như việc Bộ chỉ huy tiền phương của Bộ Y tế đã rời khỏi Đà Nẵng vào cuối tuần qua đã trở thành những thông tin tích cực. Đồng thời, nhen nhóm những hy vọng mới cho hoạt động du lịch đang trong tình huống vô cùng khó khăn, nếu không nói là kiệt quệ.

Sáng 25/8, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, có 146 bệnh nhân âm tính từ 1-3 lần

Trong đình đốn và trong bối rối, không ít doanh nghiệp du lịch đã gói gọn, cất nép và dành dụm để chuẩn bị cho sự kích hoạt trở lại hoạt động của mình. Gia cố và tu sửa, chỉnh trang lại cơ sở, đào tạo lại nhân viên và xây dựng những tour, tuyến mới là điều đã được thực hiện ở những nơi mà nguồn lực còn có thể chống chịu được. Dù công bằng mà nói, con số này chiếm tỷ lệ không nhiều.

Chú trọng thị trường nội địa, khác về giá cả, dịch vụ là điều mà Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch và thương mại TST xác định, đồng thời đã sẵn sàng cho việc chào các tour mùa thu, tour du lịch tết và cả tour cho mùa hè năm 2021 – theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn. Thông tin từ công ty này cũng cho hay, còn phải chờ đợi và “lắng nghe” tình hình dịch như thế nào mới có thể chốt phương án cuối cùng.

Tháng 10 cũng là khoảng thời gian mà Công ty Du lịch Bến Thành Tourist hy vọng có thể quay trở lại hoạt động, kể cả sự kỳ vọng về thị trường nước ngoài khi một số nước sắp có vắc-xin ngừa COVID-19.

Không có sức chống chịu tốt, nguồn lực cũng hạn hẹp là điều mà các doanh nghiệp du lịch và lữ hành ở Huế đang gặp phải. Nhất là việc vực dậy sau làn sóng COVID-19 thứ nhất còn chưa đủ để chạy trên 50% công suất, họ đã phải đối mặt với làn sóng thứ hai. Làn sóng này dự báo sẽ khó khăn hơn để gượng dậy khi nguồn lực chưa có cơ hội để phục hồi. Chấp nhận lấy lại tiền ký quỹ để duy trì đời sống, hoặc chuyển sang mô hình kinh doanh khác phù hợp với tình thế bằng cách làm thủ tục rút giấy phép kinh doanh là điều mà 20 doanh nghiệp lữ hành đã làm. Đây cũng là bước chẳng đặng đừng trong giai đoạn quá khó khăn như hiện tại.

Không dễ chuyển đổi mô hình hoạt động, cũng không đủ lực để xoay xở phương thức làm ăn nhưng lại phải đối diện vào các khoản phải chi hàng ngày, cho dù đã cắt giảm tối đa nhân lực và vật lực… là trạng thái của nhiều cơ sở du lịch - dịch vụ trên địa bàn. Ai cũng phải cầm cự, tuy nhiên, từ các nguồn thông tin mà chúng tôi tổng hợp được thì việc quay trở lại hoạt động là điều đã được chuẩn bị khi du lịch được phục hồi.

Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng, việc trở lại bằng thị trường nội địa không hề thuận lợi đối với du lịch - dịch vụ của Thừa Thiên Huế khi tính đến các yếu tố thời tiết, khí hậu. Do vậy theo góc nhìn của chúng tôi, hy vọng về sự quay trở lại hoạt động - nếu dịch bệnh được không chế - sẽ vào dịp Tết Nguyên đán và có thể bắt đầu với các lễ hội lớn sẽ được tổ chức từ tháng 4/2021.

Nguyễn An Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch

Với đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, nhiều tiện ích đô thị ở một số khu vực trên địa bàn TP. Huế hoàn thiện đã góp phần kích cầu du lịch, tạo động lực để các doanh nghiệp (DN) đầu tư thêm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch
“Gỡ khó” cho doanh nghiệp

Không phủ nhận những tín hiệu khởi sắc trong việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN) trong thời gian gần đây, song nhiều trở lực khiến DN gặp khó trong việc mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm.

“Gỡ khó” cho doanh nghiệp
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Return to top