ClockThứ Ba, 23/03/2021 14:42

Quốc hội miễn nhiệm, bầu mới 25 chức danh lãnh đạo Nhà nước

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, tại kỳ họp 11 sẽ bắt đầu từ ngày mai, Quốc hội thực hiện việc kiện toàn với khoảng 25 chức danh lãnh đạo Nhà nước, ở các cơ quan Quốc hội, Chính phủ.

Cử tri thống nhất giới thiệu Thiếu tướng Hà Thọ Bình ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV1.161 người được giới thiệu ứng cử và tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XVTăng tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng Nhân dân các cấp

Tổng Thư ký Quốc hội nêu thông tin này tại cuộc họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp 11 Quốc hội khóa XIV diễn ra sáng nay, 23/3/2021.

Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội chủ trì cuộc họp báo sáng 23/3/2021 (ảnh: Quốc Chính).

Thông tin về dự kiến chương trình kỳ họp 11 của Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, kỳ họp diễn ra trong bối cảnh cả nước đang tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Đây là kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, nên bên cạnh công tác xây dựng pháp luật, xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước,  Quốc hội còn tập trung thời gian cho tổng kết công tác nhiệm kỳ của các cơ quan Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ.

Đặc biệt, tại kỳ họp này, Quốc hội cũng dành nhiều thời gian để kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước.

Theo đó, Quốc hội chỉ dành thời gian 0,5 ngày trong kỳ họp cho hoạt động lập pháp, cụ thể là xem xét, thông qua dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). Dự luật đã được trình, cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp 10, nửa năm trước.

Có khoảng 4,5 ngày được dành cho hoạt động giám sát, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, chủ yếu là việc đánh giá công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của các cơ quan như Chủ tịch nước, Chính phủ, UB Thường vụ Quốc hội, TAND tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán nhà nước…

7 ngày làm việc Quốc hội dành để xem xét, quyết định về công tác nhân sự nhà nước. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh, đây là việc kiện toàn những vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước. Công tác nhân sự đã được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị xem xét rất kỹ lưỡng trước khi thực hiện quy trình kiện toàn tại Quốc hội.

Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, đây là kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV, tiến hành sau Đại hội XIII của Đảng, cũng là kỳ họp trước khi cuộc bầu cử Quốc hội mới (khóa XV) diễn ra. Kỳ họp, theo đó, có ý nghĩa quan trọng để nhìn lại cả quá trình 5 năm của nhiệm kỳ sắp qua, làm bản lề cho Quốc hội nhiệm kỳ mới.

Ông Phúc lưu ý, kiện toàn một số chức danh Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội nhưng vẫn là của khóa XIV.

Tổng thư ký Quốc hội giải thích, sau Đại hội Đảng XIII, một số nhân sự lãnh đạo các cơ quan nhà nước không tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa mới nữa nên Trung ương Đảng quyết định việc kiện toàn sớm các chức danh để bộ máy ổn định hoạt động.

Việc này, theo ông Phúc, cũng không vướng quy định pháp luật. Theo quy định, Quốc hội khóa XIV vẫn duy trì cho đến hết tháng 5, khi hoàn thành cuộc bầu cử Quốc hội khóa XV. Các chức danh lãnh đạo cơ quan của Quốc hội sau khi được miễn nhiệm tại kỳ họp 11 vẫn là đại biểu Quốc hội cho tới hết thời điểm này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước

Tổng thư ký Quốc hội cũng phân tích, việc tuyên thệ nhậm chức với những chức danh lãnh đạo chủ chốt theo quy định của pháp luật được thực hiện theo nguyên tắc nhân sự của thời điểm nào thì thực hiện tuyên thệ cho thời điểm đó. Theo đó, việc tuyên thệ nhậm chức của các chức danh như Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ ít ngày tới là cho nhiệm kỳ 2016-2021, còn việc tuyên thệ cũng của các chức danh chủ chốt tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới là cho nhiệm kỳ 2021-2026.

"Trong khóa mới, các chức danh này, nhân sự này có thể trùng hoặc không trùng nhưng vẫn phải tuyên thệ khi nhậm chức ở nhiệm kỳ sau vì đã là chức danh được luật định thì khi nhậm chức phải tuyên thệ. Việc các nhân sự tuyên thệ những ngày tới là nhậm chức của khóa XIV, còn sang tháng 7, việc tuyên thệ nhậm chức là của khóa XV. Việc này không có gì mới, đã thực hiện từ khóa 13 rồi" - Tổng Thư ký Quốc hội nhận định.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc khái quát, sẽ có khoảng 25 chức danh như Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội, một số Ủy viên UB Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, một số Phó Thủ tướng và thành viên Chính phủ… được kiện toàn tại kỳ họp 11.

Đề cập tới việc Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh từng phát biểu tại phiên họp thứ 54 của UB Thường vụ 2 tuần trước là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để bầu làm Chủ tịch nước mới, Tổng thư ký Quốc hội xác nhận, đây là lần đầu Quốc hội sẽ bầu một đương kim Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch nước.

Do đó, khi thực hiện quy trình miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Quốc hội thì chưa nên miễn nhiệm Chủ tịch nước đương nhiệm và bầu nhân sự mới vì theo quy định, Chủ tịch nước chính là người trình, giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Thủ tướng Chính phủ, có thể dẫn tới trường hợp tân Chủ tịch nước phải miễn nhiệm chức danh Thủ tướng của chính mình.

Tổng thư ký Quốc hội phân tích, ý Chủ nhiệm Nguyễn Thúy Anh đề cập tại phiên họp Thường vụ Quốc hội chính là như vậy. Đó là vấn đề kỹ thuật và đó là điểm đã được lưu ý để bố trí chương trình công tác nhân sự cho phù hợp.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Sáng 3/12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Gấp rút triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về thành phố Huế trực thuộc Trung ương
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã

Ngày 30/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 175/2024/QH15 về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (NQ175); cùng thời điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành Nghị quyết 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế giai đoạn 2023-2025 (NQ 1314). Các nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương có 9 đơn vị cấp huyện, 133 đơn vị cấp xã
Return to top